Nhìn lại các dự báo chứng khoán tuần qua

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hầu hết các quan điểm đều cho rằng thị trường chưa "khỏe" trở lại và VN-Index sẽ tiếp tục mất điểm, nhưng diễn biến thực tế có phần tiêu cực hơn khi chỉ số này có thời điểm thủng mốc 1.290 điểm và quá trình phục hồi tìm lại ngưỡng 1.300 khá khó khăn bởi sức cầu quá yếu.
Nhìn lại các dự báo chứng khoán tuần qua

Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán trong tuần vừa qua.

Thống kê giao dịch trên sàn HOSE, chỉ số VN-Index đã có 2 phiên giảm và 3 phiên tăng điểm. Mức điểm cao nhất và thấp nhất trong tuần lần lượt tại 1.340,65 điểm và 1.264,68 điểm.

Tính chung cả tuần, chỉ số VN-Index giảm 47,83 điểm, tương ứng giảm 3,6% so với cuối tuần trước và kết thúc tuần tại mức 1.299,31 điểm.

Diễn biến sàn HOSE trong tuần qua từ 12-16/7

Ngày

VN-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD (tỷ đồng)

16/7

1299,31

+5,39(+0,42%)

465.415.299

15.458

15/7

1293,92

+14,01(+1,09%)

439.929.193

15.144

14/7

1279,91

-17,63(-1,36%)

592.758.094

19.324

13/7

1297,54

+1,24(+0,10%)

539.601.346

15.915

12/7

1296,30

-50,84(-3,77%)

961.739.463

31.615

Trong khi đó, sàn HNX có 4 phiên tăng điểm và 1 phiên giảm ngày đầu tuần 12/7. Mức cao nhất và thấp nhất trong tuần lần lượt tại 311,57 điểm và 288,27 điểm. Tổng cộng cả tuần, chỉ số HNX-Index tăng nhẹ 1,03 điểm, tương ứng tăng 0,3% so với cuối tuần trước và kết tuần ở mức 307,76 điểm.

Diễn biến sàn HNX trong tuần qua từ 12-16/7

Ngày

HNX-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

16/7

307,76

+1,47(+0,48%)

97.652.939

2.326

15/7

306,30

+9,45(+3,18%)

118.260.479

2.697

14/7

296,84

+0,15(+0,05%)

96.569.244

2.006

13/7

296,70

+3,72(+1,27%)

132.338.123

2.639

12/7

292,98

-13,75(-4,48%)

194.377.426

4.138

Thanh khoản suy giảm và thấp hơn mức trung bình 20 tuần với trung bình khoảng 22.000 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên 2 sàn. Tính chung cả tuần trên sàn HOSE, khối lượng và tổng giá trị giao dịch đạt lần lượt đạt 2.978 triệu cổ phiếu và 95.596 tỷ đồng, giảm 19% về lượng và 24,1% về giá trị so với tuần trước đó.

Còn trên sàn HNX, khối lượng và giá trị lần lượt đạt 639 triệu cổ phiếu và 13.810 tỷ đồng, giảm 14,3% về lượng và 20,6% về giá trị so với tuần trước.

Nhìn lại dự báo của các công ty chứng khoán:

CTCK Kiến Thiết Việt Nam – CSI đã có tuần nhận định thị trường bi quan với quan điểm xuyên suốt rằng thị trường trong xu hướng giảm và sẽ sớm hướng đến vùng hỗ trợ mạnh trong trung hạn 1.200 điểm.

Theo đó, những dự báo này đã giúp CSI ghi điểm trong 2 phiên giảm mạnh ngày 12/7 và 14/7, tuy nhiên lại là điểm trừ trong những phiên hồi phục ngày 13/7 và 15-16/7.

Trong khi đó, CTCK MB – MBS hầu hết đưa ra dự báo thận trọng và trung lập. Cụ thể, 4 phiên đầu tuần 12-15/7, dù thị trường lao dốc mạnh hay có nhịp hồi kỹ thuật thì MBS vẫn giữ quan điểm khuyến nghị nhà đầu tư chưa vội bắt đáy, điều cần làm lúc này là ưu tiên quản lý rủi ro, cắt giảm margin, không bình quân giá.

Ở phiên cuối tuần ngày 16/7, MBS vẫn giữ nhận định trung lập nhưng đã đưa ra rằng, nếu VN-Index đóng cửa trên ngưỡng 1.300 điểm thì đáy ngắn hạn có thể được xác định và nhịp hồi có thể đưa thị trường retest ngưỡng MA50 (mốc 1.320 điểm).

Tại CTCK KB Việt Nam – KBSV đã đưa ra 2 nhận định đúng, 1 nhận định sai và 2 nhận định trung lập.

Cụ thể, KBSV đã dự báo trung lập trong phiên lao dốc mạnh ngày đầu tuần 12/7 và phiên hồi phục ngày 15/7 khi đưa ra quan điểm bỏ ngỏ khả năng phục hồi của chỉ số.

Bên cạnh đó, phiên giảm điểm thứ 2 trong tuần vào ngày 14/7 khiến chỉ số VN-Index mất gần 18 điểm và thủng ngưỡng 1.280 điểm, nhưng KBSV đã dự báo thị trường đang có cơ hội bước vào nhịp hồi phục với vùng cản gần tại ngưỡng 1.320 điểm và xa hơn là 1.34x điểm.

Còn lại, tăng điểm ngày 13/7 đã được công ty chứng khoán này dự báo đúng xu hướng khi cho rằng VN-Index có thể rung lắc mạnh trong phiên nhưng cơ hội sớm xuất hiện nhịp hồi phục được đánh giá cao.

Đáng chú ý, tại CTCK Asean – Asean Securities đã đưa ra 3 nhận định đúng trong những phiên tăng điểm và 2 nhận định thiếu chuẩn xác trong những phiên điều chỉnh.

Cụ thể, trong phiên lao dốc mạnh ngày đầu tuần ngày 12/7 khiến VN-Index bốc hơi hơn 50 điểm và thủng mốc 1.300 điểm, nhưng Asean Securities cho rằng thị trường sẽ hồi phục trong phiên sáng và có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh giảm về vùng hỗ trợ 1.330-1.340 điểm.

Tương tự, trong phiên giảm điểm ngày 14/7, công ty chứng khoán này cũng dự báo phiên sáng tăng điểm và sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao khiến VN-Index có thể thu hẹp đà tăng điểm về cuối ngày.

Trái lại, trong 3 phiên tăng điểm ngày 23/7 và 15-16/7, Asean Securities đều cho rằng thị trường sẽ hồi phục nhất định sau nhịp giảm trong phiên sáng. Đặc biệt là tính chính xác khi dự báo phiên cuối tuần 16/7 với quan điểm rằng quán tính tăng điểm trong phiên sáng giúp VN-Index kiểm tra vùng kháng cự 1.300 – 1.310 điểm, sau đó sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao khiến chỉ số này thu hẹp đà tăng về cuối ngày.

Còn tại CTCK BIDV – BSC hầu hết nhận định thiếu chuẩn xác với việc ghi nhận 4 dự báo sai xu hướng và chỉ 1 dự báo đúng.

Cụ thể, BSC đã nhận định đúng duy nhất trong phiên đảo chiều giảm ngày 14/7 khi cho rằng thị trường vẫn xuất hiện những phiên giảm điểm.

Mặt khác, BSC nhận định sai trong phiên đầu tuần ngày 12/7 khi cho rằng VN-Index có thể vận động trong vùng 1.320 – 1.380 điểm, nhưng trên thực tế chỉ số này đã giảm sâu về dưới ngưỡng 1.300 điểm.

Trái lại, trong 2 phiên hồi phục ngày cuối tuần 15-16/7, BSC lại dự báo thị trường giảm điểm, thậm chí trong phiên 15/7 còn đưa ra kịch bản xấu rằng VN-Index có thể tiếp tục dời về khu vực quanh 1.265 điểm trước khi lực cầu bắt đáy quay trở lại.

Về phía các chuyên gia chứng khoán:

Ông Trần Minh Hoàng, Trưởng phòng phân tích CTCK Vietcombank (VCBS) đưa ra quan điểm thiếu chuẩn xác khi cho rằng mặt bằng giá sẽ dần ổn định trở lại trong những phiên tới và thị trường sẽ tìm lại điểm cân bằng mới - kỳ vọng ở vùng 1.300 - 1.320 điểm của VN-Index.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Anh Khoa, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Agribank (​AGR) cũng đánh giá triển vọng thị trường có phần tích cực hơn diễn biến thực tế khi đưa ra khả năng thị trường sẽ phải test lại mốc 1.300 điểm trước khi hình thành xu thế mới.

Tương tự, ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán Yuanta Việt Nam cũng dự báo sai khi cho rằng VN-Index vẫn có thể giữ được mức hỗ trợ 1.312 điểm.

N.T

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục