Nhiều dự án BT, BOT trong thẩm quyền Bộ Giao thông mắc lỗi

(ĐTCK) Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, qua thanh tra đã phát hiện một số vi phạm, thiếu sót đặc biệt trong công tác quản lý các dự án BOT, BT.
Bộ Giao thông vận tải chưa theo dõi, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng dự phòng phí của Nhà đầu tư (ảnh minh họa) Bộ Giao thông vận tải chưa theo dõi, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng dự phòng phí của Nhà đầu tư (ảnh minh họa)

Đơn cử, tại Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km1374+525 - Km1392 và đoạn Km1405 - Km1425 tỉnh Khánh Hòa, Kết luận thanh tra ghi nhận Dự án đã hoàn thành (thông xe kỹ thuật) trước tiến độ quy định trong hợp đồng 3 tháng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Dự án vẫn còn một số tồn tại cần phải khắc phục, sửa chữa. Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu nhà đầu tư cần phải có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại trong quản lý, điều hành, thực hiện thực hiện quyết toán công trình theo quy định pháp luật.

Đồng thời yêu cầu giảm trừ khi thanh toán, quyết toán đối với các gói thầu xây lắp là 29,4 tỷ đồng, đối với gói thầu tư vấn thiết kế bản vẽ thi công là 283,5 triệu đồng.

Dự án trong thẩm quyền của Bộ Giao thông mắc lỗi

Theo đánh giá của Thanh tra Bộ Kế hoạch Đầu tư, trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền là Bộ Giao thông vận tải chưa kịp thời trong việc xác định nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho dự án theo quy định.

Việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư còn một số điểm chưa phù hợp làm tăng đáng kể giá trị của tổng mức đầu tư; chưa chính xác trong việc xác định phương án hoàn vốn.

Việc lựa chọn nhà đầu tư khi cam kết cung cấp tín dụng trong Hồ sơ đề xuất của Nhà đầu tư chưa phù hợp với quy định của Hồ sơ yêu cầu.

Đối với công tác kiểm tra, giám sát và quản lý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao trong việc quản lý Nhà đầu tư thực hiện dự án.

Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền là Bộ Giao thông vận tải chưa kịp thời trong việc xác định nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho dự án theo quy định.

Bộ Giao thông vận tải đã cho phép Nhà đầu tư khởi công khi chưa đầy đủ điều kiện pháp luật; chưa theo dõi, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng dự phòng phí của nhà đầu tư; chưa đôn đốc nhà đầu tư thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư dự án theo quy định.

Bộ Giao thông vận tải chưa kịp thời trong việc xác định nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho dự án theo quy định. Việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư còn một số điểm chưa phù hợp làm tăng đáng kể giá trị của tổng mức đầu tư; chưa chính xác trong việc xác định phương án hoàn vốn.

Qua thanh tra, đã yêu cầu đối tượng thanh tra xuất toán, thu hồi và giảm trừ khi thanh, quyết toán với tổng số tiền là: 124,7 tỷ đồng trong đó.

Đến 15/3/2016, đã tiến hành đôn đốc, thu hồi về Ngân sách nhà nước (thông qua tài khoản tạm giữ của Thanh tra Bộ) tổng số tiền 2,7 tỷ đồng.

Được biết, trong Quý 1/2016, Thanh tra Bộ đã tiến hành 1 cuộc thanh tra hành chính, 4 cuộc thanh tra chuyên ngành. Bộ Kế hoạch đầu tư đã ban hành 5 Kết luận thanh tra gồm 4 kết luận thanh tra chuyên đề về công tác quản lý nhà nước và triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT trên Quốc lộ 1A do Bộ Giao thông vận tải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền và 1 Kết luận thanh tra công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn của Chương trình nâng cấp hệ thống đê sông theo Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 09/12/2009 tại tỉnh Hưng Yên.

Bùi Trang

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục