Ngành hàng gia dụng: Kỳ vọng vào thị trường xuất khẩu

(ĐTCK) Năm 2015, thị trường hàng gia dụng được đánh giá có sự khởi sắc do nền kinh tế đang trên đà phục hồi, kéo theo sự cải thiện trong thu nhập người dân; sự gia nhập tầng lớp trung lưu từ tầng lớp bình dân đang có sự chuyển biến đáng lưu ý và chỉ số niềm tin tiêu dùng của Việt Nam tăng trưởng đến 142,3 điểm trong riêng tháng 2/2015. 
Ngành hàng gia dụng: Kỳ vọng vào thị trường xuất khẩu

Các doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng có thể tận dụng cơ hội này tại thị trường nội địa cũng như một số thị trường xuất khẩu để tăng trưởng cả doanh thu và lợi nhuận.

Triển vọng năm 2015

Đối với thị trường xuất khẩu, một trong những đối tác thương mại quan trọng trong ngành hàng gia dụng của Việt Nam là Mỹ được kỳ vọng sẽ tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng tích cực trong năm 2015.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Mỹ được dự báo sẽ có sự tăng trưởng vững chắc lên đến 3% năm 2015. Tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ giảm từ mức 5,8% hiện nay xuống còn 5% trong năm 2015. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Mỹ kỳ vọng sẽ có tốc độ tăng trưởng doanh thu tốt trong năm 2015.

Ngành hàng gia dụng: Kỳ vọng vào thị trường xuất khẩu ảnh 1

Trong các sản phẩm gia dụng xuất khẩu, RongViet Reseach cho rằng, ngành gỗ gia dụng Việt Nam sẽ được hưởng lợi do kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam khá lớn (đạt xấp xỉ 6 tỷ USD năm 2014) và có tốc độ tăng trưởng trung bình luôn trên 10% từ năm 2009.

Đặc biệt, Mỹ là thị trường xuất khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm đến 37% tổng doanh thu gỗ xuất khẩu của Việt Nam (xấp xỉ 2,2 tỷ USD). Năm 2015, khi TPP cùng các hiệp định tự do thương mại với Hàn Quốc, EU và liên minh thuế quan Nga - Belarus - Kazakhstan được ký kết, ngành hàng gia dụng hứa hẹn có thể mở rộng thị phần và doanh thu.

Ngành hàng gia dụng: Kỳ vọng vào thị trường xuất khẩu ảnh 2

Đối với thị trường nội địa, mặc dù đứng trước cơ hội của nhu cầu tiêu dùng phục hồi, các doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng cũng sẽ phải đối diện với sức ép cạnh tranh mạnh khi các hiệp định thương mại tự do được thông qua và thị trường Việt Nam mở cửa sâu hơn.

Bên cạnh đó, chính sách tỷ giá VND/USD so sánh với một số quốc gia khác có thể làm giảm lợi thế cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại một số khu vực. Sức ép này buộc các doanh nghiệp phải gia tăng chi phí bán hàng, marketing; tập trung phát triển sản phẩm ở các phân khúc có lợi thế riêng và mang lại lợi nhuận cao; cũng như phải hoàn thiện hệ thống bán lẻ.

Ngành hàng gia dụng: Kỳ vọng vào thị trường xuất khẩu ảnh 3

Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất bột giặt nhiều khả năng sẽ có biên lợi nhuận khả quan trong năm 2015 do được hưởng lợi từ xu hướng giảm của giá dầu thế giới.

Thực tế, nguyên liệu đầu vào chủ yếu để sản xuất bột giặt là hóa chất tẩy rửa LAS (sản xuất từ hóa chất benzene) và bao bì nhựa đóng gói luôn chiếm khoảng 70% giá vốn hàng bán đều có xuất xứ từ dầu mỏ.

Xu hướng giảm của giá dầu có ảnh hưởng tích cực đến chi phí giá thành, hứa hẹn cải thiện biên lợi nhuận của các doanh nghiệp này.

Ngành hàng gia dụng: Kỳ vọng vào thị trường xuất khẩu ảnh 4

Chọn lọc doanh nghiệp

Nhìn chung, bức tranh toàn cảnh ngành hàng gia dụng cho thấy nhiều tín hiệu lạc quan. Do vậy, trong năm 2015, RongViet Reseach khuyến nghị nhà đầu tư có thể quan tâm đến các cổ phiếu trong ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng gia dụng như gỗ, điện quang và theo dõi sự cải thiện lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất bột giặt.

Ngoài ra, với sự canh tranh trong ngành dự báo sẽ tăng lên, các doanh nghiệp có chiến lược tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, thương hiệu mạnh với thị phần ổn định, có khả năng cạnh tranh lâu dài, công nghệ sản xuất hiện đại được chúng tôi ưu tiên lựa chọn.

Ngành hàng gia dụng: Kỳ vọng vào thị trường xuất khẩu ảnh 6

CTCK Rồng Việt

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,284.09 -6.09 -0.47% 232,038 tỷ
HNX 242.58 -1.33 -0.55% 1,769 tỷ
UPCOM 91.57 0.09 0.09% 657 tỷ