Cổ phiếu cần quan tâm ngày 6/3

(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 6/3 của các công ty chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 6/3

Khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu KDH

CTCK Bảo Việt (BVSC)

Chúng tôi vẫn đánh giá tốt về cơ hội đầu tư vào CTCP Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền (mã KDH) cho mục tiêu trung và dài hạn. Quỹ đất lớn, giá vốn thấp và tiềm năng phát triển khu vực Bình Chánh, Bình Tân trong dài hạn là điểm nhấn chính.

Mặc dù các quỹ đất này vẫn tồn tại những rủi ro khi chưa hoàn tất đền bù. Chúng tôi vẫn cảm thấy sự hấp dẫn từ các quỹ đất này.

Câu chuyện khu Đông với chuỗi dự án Mega, River Park,Lakeview hoặc gần nhất là sản phẩm Lovera Park ở Phong Phú 4 của chủ đầu tư Thuận Phát, chứng minh thấy nhu cầu sản phẩm nhà phố compound rất lớn – đây là những sản phẩm chính của KDC Tân Tạo, Corona...

Bên cạnh đó, quan điểm điều hành thận trọng, năng lực tài chính lành mạnh, khả năng triển khai pháp lý tốt, kinh nghiệm trong công tác phát triển quỹ đất là yếu tố đảm bảo cho sự phát triển mang tính bền vững với Công ty.

Tuy nhiên, xét trong ngắn hạn năm 2019, kết quả kinh doanh dự báo đi ngang cũng như vấn đề pháp lý vẫn còn những khó khăn là điểm cần phải cân nhắc.

Với giá thị trường hiện tại, kết quả định giá NAV có mức premium 8%. Mặc dù, chúng tôi đánh giá cao về triển vọng dài hạn của KDH. Giá thị trường gia tăng trở lại làm cho mức lợi nhuận kỳ vọng không còn nhiều hấp dẫn. Do đó, chúng tôi đánh giá NEUTRAL với cổ phiếu KDH với giá hợp lý là 34.500 đồng/cp cho năm 2019.

>> Tải báo cáo

Khuyến nghị mua với cổ phiếu DRC với giá mục tiêu 27.180 đồng/CP

CTCK BIDV (BSC)

Trong năm 2018, CTCP Cao su Đà Nẵng (mã DRC) đã ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 3.551 tỷ đồng (giảm 3,2% so với năm trước) và 139 tỷ đồng (giảm 16,3%) do tình trạng cạnh tranh cao, doanh nghiệp khó tăng giá bán để bù đắp sự tăng của chi phí nguyên vật liệu.

Sản lượng tiêu thụ lốp ô tô của DRC trong năm 2018 đạt 1.084 triệu lốp (giảm 11%) do giảm sản lượng lốp bias. Trong đó, lượng lốp ô tô bias tiêu thụ đạt 708.911 lốp (giảm 20%), trong đó, sản lượng lốp ô tô tải nhẹ giảm 25,75%. Ngược lại, sản lượng lốp Radial tăng trưởng tốt, đạt mức 375.610 lốp (tăng 12,63%), tiêu thụ trong nước đạt 120.203 lốp (tăng 13,27%), xuất khẩu đạt 255.407 lốp (tăng 12,34%).

Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu có xu hướng giảm. Tính trung bình năm 2018, giá cao su tự nhiên giảm 19,84%, cao su nhân tạo giảm 15,7% (50% giá nguyên vật liệu từ cao su). Tuy nhiên, giá vốn vẫn ở mức cao do giá hóa chất tăng 24,8% và than đen tăng trưởng 41,06% khiến biên lợi nhuận gộp của DRC giảm xuống mức 12% (năm 2017: 12,5%).

Giai đoạn 2 nhà máy Radial đã đi vào hoạt động và bắt đầu cung ứng sản phẩm ra thị trường. Chúng tôi kỳ vọng trong năm 2019, sản lượng lốp Radial sẽ đạt 450,000 lốp từ sự đóng góp này.

BSC dự báo, trong năm 2019, DRC sẽ ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt mức 3.933 tỷ đồng (tăng trưởng 10,8%) và 157 tỷ đồng (tăng trưởng 13,2% so với năm trước), tương đương với EPS 2019 = 1.192 đồng/cp với giả định (1) sản lượng tiêu thụ lốp Bias sẽ không có nhiều biến động so với năm 2018, (2) sản lượng lốp Radial đạt mức 450.000 lốp, (3) giá cao su tự nhiên tăng 0%, giá cao su nhân tạo và hóa chất giảm 5% do giá dầu được dự báo giảm, giá than đen không có nhiều biến động, (4) lãi vay được kỳ vọng giảm do doanh nghiệp không cần phải đầu tư, từ đó cải thiện biên NPM. 

Chúng tôi khuyến nghị mua với cổ phiếu DRC với giá mục tiêu 27.180 đồng/CP, upside 21.9% với 3 phương pháp P/E (20%), FCFE (40%) và FCFF (40%). Hiện nay, DRC đang được giao dịch với mức P/E = 18.51x, thấp hơn so với trung bình ngành săm lốp khu vực hiện nay (21.0x). 

Khuyến nghị theo dõi với cổ phiếu MSN

 CTCK BIDV (BSC)

Tập đoàn Masan (MSN) tăng trưởng lợi nhuận 58% nhờ tái cơ cấu nợ vay trong 2018. Doanh thu đạt 38.188 tỷ đồng (tăng 2% so với năm trước đó), lợi nhuận sau thuế phân bổ cho công ty mẹ đạt 4.916 tỷ đồng (tăng trưởng 58%), tương đương EPS = 4.561 đồng/cp, P/E =18.16x, nhờ (1) khoản thu nhập từ việc bán trái phiếu chuyển đổi cho TCB; (2) Tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý trên doanh thu thuần giảm về 16,5%.

Mảng Masan Nutri-Science (MNS) vẫn chưa hồi phục lại như kỳ vọng doanh nghiệp. Doanh thu chủ yếu tới từ mảng thức ăn chăn nuôi đạt 13.977 tỷ (giảm 25%) do ảnh hưởng từ việc giá thịt heo giảm nên người dân giảm chăn nuôi heo làm cho sản lượng tiêu thụ thức ăn chăn nuôi kém đi. Biên gộp 2018 đạt 15% thấp hơn 6,4% so với 2017. 

Mảng Masan Nutri-Sciences (MNS) vẫn chưa hồi phục lại như kỳ vọng. Doanh thu mảng thức ăn chăn nuôi đạt 13.977 tỷ (giảm 25%) do giá thịt heo giảm, người dân giảm chăn nuôi heo làm cho tiêu thụ thức ăn chăn nuôi kém đi. Quý I/2019, giá thịt heo ở miền Bắc đã tăng trở lại 45.000/kg và ở miền Nam đã tăng trở lại 50.000/kg. Qua đó, MNS dự báo sản lượng thức ăn chăn nuôi có thể tăng trở lại 10% trong 2019 và dự báo tăng trưởng doanh thu có thể đạt 15,4-16 ngàn tỷ (tăng trưởng 10%-14,5%).

Mảng Masan Resources (MSR) tăng trưởng 27% nhờ M&A và chiến lược giá bán. Doanh thu thuần đạt 6.865 tỷ đồng (tăng trưởng 27%), nhờ giá bán các sản phẩm chính đều cao hơn cùng kỳ 2017. Sản lượng APT/BTO/YTO/ST đạt 6.155 tấn (giảm 2,3%) tuy nhiên giá bán trung bình đạt 308 USD/mtu (tăng 28,7%) trong 2018.

Năm 2019, MSN đặt kế hoạch với 2 kịch bản tăng trưởng, trong đó kịch bản thận trọng: doanh thu đạt 45.000 tỷ (tăng trưởng 18%), lợi nhuận sau thuế 5.000 tỷ (tăng trưởng 44%), tương đương EPS 2019 = 4.639 đồng/cp, P/E FW = 17.86x; kịch bản khả quan: doanh thu đạt 50.000 tỷ (tăng 31%), lợi nhuận sau thuế 5.500 tỷ (tăng 58%), tương đương EPS 2019 = 5.052 đồng/cp, P/E FW = 16.23x.

Chúng tôi khuyến nghị theo dõi cổ phiếu MSN. Giá đóng cửa ngày 5/3/2019 là 89.500 VND/cp - P/E TTM = 21.2x - P/B TTM = 3.1x (P/E median ngành châu Á = 31.54x).

NCT có thể trả cổ tức bằng tiền mặt 80-90% trong 3-5 năm tới

CTCK KIS Việt Nam (KIS)

Theo chia sẻ của ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (mã NCT), dịch vụ hàng hóa hàng không tại Việt Nam vẫn rất tiềm năng trong vòng 3-5 năm tới, và sân bay Nội Bài - Hà Nội và Tân Sơn Nhất - Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục là 2 trung tâm hàng hóa hàng không chính của cả nước.

Việc mở rộng nhà ga hàng hóa của NCT (thuê một nửa mặt bằng nhà ga hàng hóa của ACSV) tại Sân bay quốc tế Nội Bài gần như đã hoàn tất và sẵn sàng hoạt động vào năm 2019. Điều này sẽ giúp tăng công suất cho NCT để phục vụ cho tiềm năng phát triển của thị trường hàng hoá hàng không tại Nội Bài trong tương lai.

Trong tương lai xa hơn, NCT cũng tiết lộ một dự án quan trọng khác: NCT sẽ xây dựng một nhà ga hàng hóa mới thay vì thuê từ ACSV như hiện tại. Tuy nhiên, dự án này vẫn đang chờ Quy hoạch mở rộng chính thức của sân bay Nội Bài, hiện vẫn đang trong quá trình xem xét.

Nhìn chung, sự cạnh tranh khốc liệt từ ALS trên thị trường quốc tế sẽ tiếp tục gây áp lực giảm giá phí dịch vụ và biên lợi nhuận của NCT. Do đó, kết quả kinh doanh trong tương lai của NCT chỉ được kỳ vọng cao nhất ở mức ổn định.

Tuy nhiên, một điểm sáng của NCT là với khả năng tạo dòng tiền mạnh, NCT có thể trả cổ tức bằng tiền mặt 8.000-9.000 đồng/cổ phiếu trong 3-5 năm tới; đây cũng là kỳ vọng của ban lãnh đạo NCT.

>> Tải báo cáo

T.T

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,284.09 -6.09 -0.47% 232,038 tỷ
HNX 242.58 -1.33 -0.55% 1,769 tỷ
UPCOM 91.57 0.09 0.09% 657 tỷ