Cổ phiếu cần quan tâm ngày 11/12

(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 11/12 của các công ty chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 11/12

Khuyến nghị mua cổ phiếu ACB với giá mục tiêu 27.800 đồng/CP

CTCK BIDV (BSC)

9 tháng đầu năm 2019, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB – sàn HNX) ghi nhận mức thu nhập lãi thuần tăng 18,3% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên NIM hiện đang ở mức đỉnh và khó có nhiều đột biến. Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 16,4% nhờ (1) NIM cải thiện nhẹ, (2) tăng trưởng tín dụng ở mức 11,1%, (3) Chi phí dự phòng giảm mạnh 75,5%.

Bên cạnh đó, chất lượng tài sản được giữ vững vị thế tốt nhất trong ngành. NPL = 0.7%, LLCR = 158%.

Ngoài ra, tỷ lệ an toàn vốn ở mức an toàn (ước tính của BSC = 12.4%), giúp đảm bảo an toàn trước tác động lớn từ thị trường. Trong tháng 11/2019, ACB đã bán cổ phiếu quỹ với giá 23,800 VND/cp, BSC ước tính sẽ giúp CAR của ACB tăng lên mức 12.7% sau khi bán xong. 

Chúng tôi không thay đổi dự báo đối với ACB trong năm 2019 và 2020.

Chúng tôi giữ quan điểm mua cổ phiếu ACB với giá mục tiêu 27.800 VND vào cuối năm 2020, điều chỉnh +5.7% giá mục tiêu so với báo cáo trước với quan điểm (1) Khả năng sinh lời cao, (2) chất lượng tài sản tốt, (3) Nhiều catalyst có thể xảy ra trong năm 2020.

Cổ phiếu VNM có thể trở lại ngưỡng 124

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu VNM của CTCP Sữa Việt Nam vẫn đang ở trong xu hướng giảm từ vùng giá 135, tuy nhiên đã sự xuất hiện của lực đỡ khi cổ phiếu tiếp cận đáy cũ tại xung quanh giá 118. Thanh khoản có chiều hướng giảm dần khi VNM mất giá.

Đường MACD đang thu hẹp dần khoảng cách với đường tín hiệu cho thấy trạng thái giảm đang suy yếu.

Mặt khác, chỉ báo động lượng RSI đang dao động trong vùng 30-40 chưa chỉ ra hướng đi rõ ràng của VNM trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, EMA12 vẫn đang ở dưới EMA26 nên lực bán có thể chỉ yếu đi trong chốc lát và tiềm năng giảm sâu hơn của cổ phiếu vẫn còn hiện hữu.

Nếu lực mua tại vùng đáy này đủ lớn, VNM có thể trở lại ngưỡng 124, ngược lại, nếu mốc 116 bị xuyên thủng, cổ phiếu sẽ đi đến kiểm tra vùng hỗ trợ tiếp theo tại khu vực xung quanh 110.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu MSH

CTCK ACB (ACBS)

Công ty cổ phần May Sông Hồng (MSH – sàn HOSE) công bố doanh thu thuần 9 tháng năm 2019 đạt 3.456 tỷ đồng, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 76% dự phóng cả năm của chúng tôi. Trong đó, doanh thu thuần quý III chỉ tăng nhẹ 3%, được giải thích bởi

i) sức mua trên thị trường xuất khẩu hàng dệt may có xu hướng thận trọng hơn trong bối cảnh chiến thương mại;

ii) các đơn hàng dịch chuyển khỏi Trung Quốc đi đến các quốc gia khác (vd Bangladesh, Campuchia, một số quốc gia châu Phi,…) nhiều hơn đến Việt Nam, do giá nhân công thấp hơn. Mặc dù tình trạng này có thể không thay đổi ngay trong những tháng cuối năm 2019 và quý I/2020, MSH kỳ vọng con số tăng trưởng sẽ tích cực hơn kể từ quý II/2020 nhờ đóng góp từ khách hàng mới (tìm được trong 2019) và có kế hoạch sản xuất cho năm dựa trên đơn hàng đã ký. Trong khi tiếp tục tập trung vào đơn hàng FOB, công ty dự kiến doanh thu CMT có thể sẽ giảm thêm trong năm sau.

Ngoài ra, MSH có kế hoạch đổi mới dòng sản phẩm chăn ga gối đệm (về thiết kế, chất lượng, kênh bán hàng…) nhằm thúc đẩy mạnh mẽ doanh thu xuất khẩu của nhóm sản phẩm này kể từ năm tới.

MSH ghi nhận lợi nhuận sau thuế 9 tháng tăng 30,6%, đạt 357 tỷ đồng, chủ yếu nhờ biên lợi nhuận gộp nâng lên mức 20,3% (9 tháng năm 2018: 19,4%) do tiếp tục tập trung vào hàng FOB, trong khi tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý/doanh thu thuần không đổi so với cùng kỳ 2018.

Dự án nhà máy mới vẫn đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm 2020, tăng năng lực sản suất của công ty thêm 20%, chủ yếu phục vụ đơn hàng FOB. MSH ước tính nhà máy sẽ hoạt động ở khoảng 50% công suất thiết kế trong năm đầu tiên hoạt động. Công ty cũng dự định sẽ thay đổi hệ thống phần mềm quản lý trong năm tới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

Chúng tôi cho rằngxuất khẩu hàng FOB vẫn là động lực tăng trưởng chínhcủa MSHtrong tương lai. Chúng tôi giả định doanh thu FOB chiếm ~75% doanh thu thuần của công ty trong năm 2019 và 2020, từmức ước tính ~72% trongnăm ngoái, trong khi biênlợi nhuận gộp được dự phóng trong khoảng 20%-21%+.

Tóm lại, chúng tôi dự phóng doanh thu thuần 2019 và lợi nhuận sau thuế của công ty lần lượt là 4.542 tỷ đồng (tăng 15% so với năm ngoái) và 445 tỷ đồng (tăng20,3% so với năm ngoái). Mức tăng trưởng tương ứng dự phóng cho 2020 là 14,3% và 14,4% n/n. Kết hợp phương pháp DCF và P/E, chúng tôi định giá cổ phiếu ở mức 75.196 đồng/cp, tương đương với tổng tỷ suất sinh lợi 46,2% vào cuối năm sau.

Đồng thời, chúng tôi duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu MSH trên cơ sở triển vọng hoạt động kinh doanh của công ty vẫn khá tích cực trong khi diễn biến ngành kém thuận lợi.

>> Tải báo cáo

Khuyến nghị phù hợp thị trường cho VNM với giá mục tiêu 131.600 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

HĐQT của CTCP Sữa Việt Nam (VNM) đã công bố Nghị quyết trong đó chấp thuận để VNM tăng tỷ lệ sở hữu tại CTCP GTNFoods (GTN) lên tối đa 75% từ mức 43,17% hiện tại.

Theo VNM, công ty đã làm rõ và có thể nắm cổ phần chi phối của GTN mà không vi phạm Luật Cạnh Tranh về tập trung kinh tế.

Trong khi đó, GTN sẽ tổ chức ĐHCĐ bất thường vào ngày 16/12/2019, trong đó công ty sẽ lấy ý kiến cổ đông để thoái vốn hoàn toàn khỏi 3 công ty con ngoài cốt lõi với tổng giá trị dự kiến thu được là 734 tỷ đồng. Chúng tôi cho rằng đây là diễn biến tích cực cho VNM vì các khoản thoái vốn này của GTN sẽ giúp đơn giản hóa cấu trúc doanh nghiệp của GTN cũng như mang lại tiền mặt cho công ty.

Theo quan điểm của chúng tôi, hợp nhất GTN sẽ không có tác động đáng kể ngay lập tức lên tình hình tài chính của VNM do doanh thu và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số khá nhỏ của GTN so với VNM. Trong 9 tháng 2019, GTN ghi nhận doanh thu 2,3 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 7 tỷ đồng so với con số đạt lần lượt 42 nghìn tỷ đồng và 8,4 nghìn tỷ đồng của VNM.

Tuy nhiên, thâu tóm GTN sẽ mang lại một số lợi ích cho VNM trong dài hạn như

(1) gia tăng thị phần (công ty con mảng sữa của GTN, Sữa Mộc Châu, hiện đang ghi nhận doanh số bán sữa hàng năm khoảng 107 triệu USD so với doanh số bán sữa trong nước khoảng 2 tỷ USD của VNM trong năm 2019, theo dự báo của chúng tôi).

(2) gia tăng nguồn cung sữa đầu vào trong nước nhờ đàn bò sữa của GTN cũng như quỹ đất tiềm năng để mở rộng chăn nuôi bò sữa (GTN hiện đang sở hữu khoảng 3.000 con bò sữa và thu mua từ khoảng 20.000 con bò sữa khác từ các hộ nông dân liên kết so với con số lần lượt là khoảng 30.000 và hơn 120.000 của VNM);

(3) khiến các đối thủ cạnh tranh không thể thâu tóm Sữa Mộc Châu.

Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị phù hợp thị trường cho VNM với giá mục tiêu 131.600 đồng/CP, tương ứng với với tổng mức sinh lời dự phóng 15,3% (bao gồm lợi suất cổ tức 3,9%), dựa theo giá đóng cửa hôm nay.

T.T

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,284.09 -6.09 -0.47% 232,038 tỷ
HNX 242.58 -1.33 -0.55% 1,769 tỷ
UPCOM 91.57 0.09 0.09% 657 tỷ