Cổ phiếu cần quan tâm ngày 10/5

(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/5 của các công ty chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 10/5

Có thể mở vị thế ngắn hạn cho TNG ở vùng giá 20.5-21.66

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (mã TNG) đang vận động trên mức hỗ trợ 19.9.

Chỉ báo RSI nằm trong vùng mua và xu hướng vận động trong vùng này ủng hộ trạng thái tích lũy ngắn hạn. Chỉ báo MACD tiếp tục đi ngang và vận động dưới đường tín hiệu và đường trung tâm, cho thấy TNG có khả năng hồi phục giá ở các phiên tiếp theo.

Vận động của tất cả các đường MA tiếp tục xu hướng tăng trừ MA20 cùng thanh khoản tiếp tục giữ ở mức tích cực cho thấy TNG sẽ tiếp tục xu hướng tích lũy ngắn hạn và giữ đà tăng trong trung hạn. Vùng kháng cự của TNG là 24 – 24.6.

Có thể mở vị thế ngắn hạn cho TNG ở vùng giá 20.5 – 21.66 và chốt lời vùng giá 21.9 – 24.4, cắt lỗ nếu mất mốc 19.

Khuyến nghị theo dõi cổ phiếu TRC

CTCK FPT (FPTS)

Năm 2019, hoạt động khai thác và chế biến mủ cao su dự báo khó khăn do sản lượng tiêu thụ dự báo giảm dù giá bán dự báo tăng nhẹ so với năm 2018. Lợi nhuận từ thanh lý cây cao su năm 2019 dự kiến sẽ thấp hơn năm 2018 do diện tích thanh lý giảm.

Dự án đầu tư mở rộng tại Campuchia đã đi vào khai thác trong quý I/2019, tuy nhiên chúng tôi cho rằng dự án này sẽ chưa đóng góp nhiều vào doanh thu và lợi nhuận cho CTCP Cao su Tây Ninh (mã TRC) năm 2019 do diện tích khai thác dự kiến chỉ khoảng 473 ha (chiếm 7% trên tổng diện tích trồng cao su của dự án).

Bên cạnh đó, TRC có tỷ lệ cổ tức/thị giá ổn định thu hút được các nhà đầu tư trung và dài hạn với mong muốn có mức thu nhập ổn định hằng năm.

Với mức giá đóng cửa ngày 24/04/2019 là 25.000 đồng/cp, TRC đang được giao dịch tại P/E trailing là 7,1x, thấp hơn P/E trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành (khoảng 10,8x).

Tuy nhiên, với triển vọng kinh doanh kém tích cực trong 2019, chúng tôi đưa ra khuyến nghị theo dõi đối với cổ phiếu TRC tại thời điểm hiện tại. Nhà đầu tư có có thể xem xét mua TRC ở mức giá 22.000 đồng/cp, tương ứng với mức P/E 2019 ở mức 10,7x, tỷ suất cổ tức 2019 trên thị giá đạt 6,8%.

>> Tải báo cáo

Khuyến nghị theo dõi cổ phiếu GMC

CTCK FPT (FPTS)

Tại mức giá 42.800 đồng/cổ phiếu (ngày 06/05/2019), cổ phiếu CTCP Sản xuất Thương mại may Sài Gòn (mã GMC) đang được giao dịch ở mức P/E trailing 5,77 thấp hơn so với nhóm doanh nghiệp được so sánh là 6,16.

Chúng tôi khuyến nghị theo dõi đối với cổ phiếu GMC ở thời điểm hiện tại, lí do (1) sự tăng trưởng chậm lại của các nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, (2) khả năng trong thời gian tới Mỹ truy xuất nguồn các sản phẩm dệt may có nguyên phụ liệu đến từ Trung Quốc có thể sẽ ảnh hưởng lượng đơn hàng sắp tới.

Chúng tôi ước tính EPS forward cho năm 2019 của GMC đạt 7.880 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư có thể xem xét mua khi GMC về mức giá khoảng 38.000 đồng/cp (+24,4% so với giá mục tiêu 47.280 đồng/cổ phiếu).

>> Tải báo cáo

Khuyến nghị mua CII với giá mục tiêu 31.500 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuận TP. HCM (CII) đã công bố sẽ phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu không đảm bảo và không chuyển đổi bằng đồng VND, kỳ hạn 3 năm trong tháng 5/2019, với mức lãi suất 11%/năm trong năm đầu tiên và 3,5% + lãi suất tham chiếu trong các năm tiếp theo. Lãi suất tham chiếu tương ứng với lãi suất tiền gửi tiết kiệm áp dụng cho khách hàng cá nhân, kỳ hạn 12 tháng, lãi trả cuối kỳ tại ngân hàng TMCP Tiên Phong (HOSE: TPB), hiện đang ở mức 7,35- 8,1%/năm

Mức lãi suất này cao hơn nhẹ so với đợt phát hành trái phiếu gần nhất của CII và chi phí vay trung bình hiện tại của công ty vào khoảng 10%/năm. Chúng tôi cho rằng điều này là do các trái phiếu này là trái phiếu không đảm bảo.

Tính chung cả đợt phát hành trái phiếu này, CII đã phát hành 1,8 nghìn tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi trong năm 2019. Chúng tôi hiện đang giả định CII sẽ phát hành khoảng 2,5 nghìn tỷ đồng trong cả năm 2019. Chúng tôi dự báo số tiền thu được từ các đợt phát hành trái phiếu trong năm 2019 sẽ chủ yếu được sử dụng tài trợ cho các dự án BOT của CII cũng như tái cơ cấu các khoản vay ngân hàng ngắn hạn.

Giả định các yếu tố khách không đổi, sau đợt phát hành này, chúng tôi ước tính mức tăng nhẹ trong tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu đạt 1,6 lần từ 1,5 lần vào cuối quý 1/2019 và 1,3 lần vào cuối năm 2018.

Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị mua cho CII với giá mục tiêu 31.500 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời 36,4%, bao gồm lợi suất cổ tức 0%.

Khuyến nghị mua HPG với giá mục tiêu 44.000 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi giữ khuyến nghị mua dành cho CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) và điều chỉnh giảm giá mục tiêu 1% còn 44.000 đồng/CP trong khi giữ dự báo lợi nhuận phần lớn không đổi với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) 11,2% trong giai đoạn 2018-2023.

Chúng tôi điều chỉnh tăng nhẹ 2% lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số dự phóng 2019 do kết quả kinh doanh quý I/2019 tích cực của các mảng kinh doanh nhỏ, bao gồm BĐS và nông nghiệp, trong khi giữ dự báo của mảng kinh doanh thép không đổi.

Chúng tôi giữ dự phóng tăng trưởng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2019 đạt 4% so với năm ngoái dù tăng trưởng doanh thu 28% do 1) mức tăng giá quặng sắt trong bối cảnh các sự kiện làm gián đoạn nguồn cung quặng tại Brazil và Úc, và 2) chi phí lãi vay và khấu hao lớn bắt đầu ảnh hưởng trong nửa cuối 2019 do việc mở rộng công suất lớn tại Khu Phức hợp Gang thép Dung Quất (DQSC) giai đoạn 1.

Chúng tôi duy trì không đổi quan điểm cho triển vọng dài hạn của HPG trong bối cảnh 1) mở rộng công suất và danh mục sản phẩm thép của DQSC, 2) kỳ vọng của chúng tôi về việc HPG tận dụng bối cảnh thách thức của ngành để gia tăng thị phần và 3) khả năng sinh lời vượt trội so với các công ty cùng ngành trong khu vực.

Rủi ro cho quan điểm của chúng tôi: mức giảm biên lợi nhuận cao hơn dự báo đến từ giá quặng sắt biến động.

T.T

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,174.85 -18.16 -1.55% 237,024 tỷ
HNX 220.8 -5.4 -2.45% 2,598 tỷ
UPCOM 87.16 -0.99 -1.14% 740 tỷ