Nhận định phiên đầu tuần mới: Sẽ có điều chỉnh

(ĐTCK) Việc tăng điểm trong 5 phiên liên tiếp trong tuần qua khiến hầu hết các CTCK đều nhận định trong tuần đầu tháng 7, thị trường sẽ có phiên điều chỉnh. Đồng thời, hoạt động đầu tư đón đầu kết quả kinh doanh trong quý II của nhiều doanh nghiệp sẽ tiếp tục được duy trì và có khả năng sẽ mạnh hơn.

Quay lại diễn biến chung của TTCK tuần qua từ 23-27/6. Trái với tuần trước đó, tuần cuối tháng 6, trong khi dòng tiền vào thị trường giảm khá mạnh thì chỉ số VN-Index lại có đà tăng ổn định và gần chạm ngưỡng kháng cự 580 điểm.

Cụ thể, trên sàn HOSE, với 5 phiên tăng điểm liên tiếp, tính chung cả tuần VN-Index tăng 18,04 điểm, tương đương tăng 3,18%, chốt tuần ở mức 578,82 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 84,99 triệu đơn vị/phiên và tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 1.391,92 tỷ đồng, lần lượt giảm 21,88% về lượng và 19,69% về giá trị so với tuần trước.

Giao dịch trên HOSE trong tuần qua

Ngày

VN-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

27/6

578,82

+2,42(+0,42%)

74.414.898

1.227.270

26/6

576,40

+4,13(+0,72%)

123.938.238

1.993.910

25/6

572,27

+2,53(+0,44%)

96.490.753

1.605.110

24/6

569,74

+3,82(+0,68%)

67.575.649

1.067.360

23/6

565,92

+5,14(+0,92%)

62.543.580

1.065.950

Tổng

+18,04(+3,18%)

424.963.118

6.959.600

Trong khi đó, chỉ số HNX-Index trên sàn HNX có 2 phiên giảm và 3 phiên tăng điểm. Kết thúc tuần, HNX-Index tăng 1,27 điểm, tương ứng tăng 1,67% đứng ở mức 77,58 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 47,94 triệu đơn vị/phiên, giảm 4,44% so với tuần trước và tổng giá trị tương ứng 556,99 tỷ đồng, tăng 6,6% so với tuần trước.

Giao dịch trên HNX trong tuần qua

Ngày

HNX-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

27/6

77,58

+0,24(+0,30%)

35.571.871

421.440

26/6

77,35

-0,40(-0,51%)

57.566.055

633.670

25/6

77,75

+1,12(+1,46%)

63.271.418

686.890

24/6

76,62

+0,64(+0,85%)

54.869.230

700.940

23/6

75,98

-0,33(-0,43%)

28.418.780

342.020

Tổng

+1,27(+1,67%)

239.697.354

2.784.960

Kỳ review quỹ ETFs hoàn thành, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài không còn đột biến, tuy nhiên, dòng tiền vẫn rót ròng khá mạnh vào thị trường. Tính chung trên cả hai sàn trong tuần qua, khối ngoại đã mua ròng 23,87 triệu đơn vị, giảm 32,3% so với tuần trước và tổng giá trị đạt 470,55 739,05 tỷ đồng, giảm 36,33% so với tuần trước.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên 2 sàn trong tuần

Ngày

Khối lượng

Giá trị (tr.đồng)

Mua

Bán

Mua-Bán

Mua

Bán

Mua-Bán

27/6

9.336.310

2.632.763

6.703.547

257.320

97.200

160.120

26/6

13.016.120

5.616.920

7.399.200

319.480

186.360

133.120

25/6

6.684.720

4.311.980

2.372.740

196.810

151.480

45.330

24/6

8.997.516

4.783.684

4.213.832

269.180

195.970

73.210

23/6

7.064.170

3.886.284

3.177.886

186.760

127.990

58.770

Tổng

45.098.836

21.231.631

23.867.205

1.229.550

759.000

470.550

Trong đó, khối này mua vào 45,1 triệu đơn vị, trị giá 1.229,55 tỷ đồng và bán ra 21,23 triệu đơn vị, trị giá 759 tỷ đồng.

Nhận định của các CTCK:

Thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro

CTCK Bảo Việt (BVSC)

Thị trường lấy lại đà hồi phục trong tuần này với trọn vẹn năm phiên tăng điểm. Sự phân hóa cũng diễn ra khá rõ nét khi mức tăng của chỉ số VnIndex cao hơn hẳn so với HnxIndex nhờ diễn biến tích cực của các mã bluechips vốn hóa lớn như GAS, VCB, FPT… 

Nhóm ngành cao su chế biến thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư khi tăng giá mạnh nhất trong các nhóm ngành (+9,7%) trong khi đó nhóm ngành hóa chất là nhóm ngành giảm mạnh nhất (-1,9%). Nhà đầu tư nước ngoài cũng có một tuần mua ròng mạnh trên sàn HSX với giá trị đạt hơn 360 tỷ đồng.

Tuần qua, nhà đầu tư đón nhận hai thông tin kinh tế vĩ mô quan trọng là chỉ số CPI với mức tăng 0,3% trong tháng 6 và GDP sáu tháng đầu năm tăng 5,18% so với cùng kỳ năm 2013. Về lạm phát, xu hướng tăng thấp nhiều khả năng sẽ còn tiếp diễn trong hai tháng tới trước khi có những mức tăng đột biến hơn vào thời điểm tháng 9 do quyết định tăng giá nhóm hàng giáo dục.

Với xu hướng tổng cung tiếp tục mở rộng trong khi tổng cầu phục hồi yếu, chúng tôi chưa thấy nhiều ấp lực đối với CPI trong sáu tháng cuối năm. Trong khi đó, GDP quý II mặc dù đã có sự khởi sắc hơn (tăng 5,25% so với mức 5,09% của quý I) nhưng mức cải thiện như trên là không đáng kể. 

Nếu tình hình tiếp tục diễn biến như hiện nay mà không có sự đột phá về mặt chính sách, đặc biệt liên quan đến vấn đề thúc đẩy tăng trưởng tín dụng thì sẽ rất khó cho Chính phủ trong việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng ở mức 5,8% trong năm nay,

Hiện xu thế tăng trong ngắn hạn của thị trường là chưa thật sự rõ ràng và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo BVSC, giai đoạn hiện tại thích hợp cho hoạt động tích lũy cổ phiếu ở mức giá thấp cho danh mục trung hạn hơn là các quyết định “trading” nhằm thu lợi ngắn.

Chuyển hướng quan tâm sang nhóm smallcap

(CTCK Rồng Việt VDSC)

Chúng tôi gọi tuần giao dịch cuối tháng Sáu này là một tuần giao dịch thỏa mãn xét trên yếu tố tâm lý. Với những tin hỗ trợ cũ và râm ran kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp được tiết lộ, thị trường tăng điểm một cách bền vững. 

VN-Index có tổng cộng 5 phiên tăng điểm, đóng cửa ở mức 578,82 điểm trong khi HN-Index có ít phiên tăng hơn và đóng cửa là 77,58 điểm. Như vậy, VN-Index và HN-Index lần lượt tăng 3,22% và 1,66% so với cuối tuần trước.

Thanh khoản tuần này trên cả 2 sàn giảm so với tuần trước, cụ thể, HSX giảm 21,88% và HNX giảm 4,45%. Do kì cơ cấu danh mục của các quỹ ETF đã kết thúc, trung bình khối lượng giao dịch của khối ngoại tuần này trên sàn HSX và HNX cũng giảm lần lượt 41,47% và 7,49% so với trung bình tuần trước.

Tuần này, chúng tôi nhận thấy lực tăng của thị trường dựa vào nhóm cổ phiếu bluechips và midcap “hạng A” có kết quả kinh doanh quý II được dự báo khả quan. Tuy nhiên, sau khi các thông tin này đã được phổ biến rộng, ảnh hưởng có vẻ đang “nguội dần” và VN-30 tỏ ra đuối sức vào phiên thứ 6. 

Trong tuần tới, chúng tôi dự báo sự quan tâm sẽ chuyển sang nhóm smallcap “hạng A” và do đó thị trường sẽ khó đi xa ngưỡng 580, tuy nhiên cơ hội để chốt lời ngắn hạn hoặc đảo vốn có thể sẽ xuất hiện.

Các chỉ số chưa thể tăng mạnh

CTCK BIDV (BSC)

Các chỉ số tiếp tục có một phiên dao động trong biên độ hẹp như đã dự đoán, tuy nhiên điều làm chúng tôi bất ngờ là khối lượng giao dịch bị giảm đi đáng kể. Mặc dù vậy, điểm sáng vẫn là các nhà đầu tư nước ngoài khi họ vẫn miệt mài mua ròng trên cả hai thị trường trong bối cảnh GTGD đang thấp. GAS và FPT là hai cổ phiếu đã thay nhau giữ nhịp tăng cho thị trường trong phiên giao dịch ngày hôm nay.

Phiên cuối tuần được đánh giá là khá tích cực khi các chỉ số duy trì sắc xanh trong phần lớn thời gian giao dịch. Mốc kháng cự tâm lý 580 đã có lúc bị phá khiến chúng tôi kỳ vọng dòng tiền sẽ vào thị trường, tuy nhiên điều đó chưa xảy ra. Lực cầu không mạnh nên VN-Index đã lùi về rất nhanh sau đó và đóng cửa ở mức 578,82 điểm. 

Tuy nhiên, ch́ng tôi lưu ý rằng phiên tăng điểm hôm nay không phản ánh đúng tâm lý của thị trường: độ rộng thị trường phát đi tín hiệu tiêu cực cho thấy khá nhiều mã không tăng điểm, thậm chí giảm điểm trong phiên hôm nay. Chúng tôi nhận thấy nhà đầu tư vẫn khá thận trọng khi tiếp tục quan sát thêm các tín hiệu trước khi giải ngân mạnh vào thị trường.

Khuyến nghị đầu tư: Trừ khi có câu chuyện về kết quả kinh doanh quý II tốt hoặc có mô hình kỹ thuật đẹp, việc mở vị thế mua ngắn hạn vào thời điểm hiện tại không được chúng tôi khuyến khích. Áp lực chốt lời khi thị trường tiến đến vùng kháng cự mặc dù là không lớn, nhưng lực cầu cũng không quyết liệt mua giá cao khiến cho các chỉ số chưa thể tăng mạnh. 

Nhiều khả năng trong tuần tới, thị trường tiếp tục rung lắc và dòng tiền tiếp tục tìm đến những mã được kỳ vọng có KQKD tốt trong quý II. Nhà đầu tư cũng lưu ý không mua đuổi giá cao trong phiên để tránh áp lực giảm giá trong ngắn hạn.

Thị trường sẽ tiếp tục có sự phân hóa mạnh

CTCK Sài Gòn Hà Nội (SHS)

Các thông tin vĩ mô tích cực được đưa ra cho thấy nền kinh tế vẫn đang trong trạng thái tăng trưởng ổn định đem lại kỳ vọng về kết quả kinh doanh khả quan của các doanh nghiệp niêm yết sẽ được công bố trong thời gian gần đây. 

Thị trường có vượt được ngưỡng tâm lý 580 trong tuần tới hay không nhiều khả năng sẽ tiếp tục phải phụ thuộc vào diễn biến của các cổ phiếu có sức ảnh hưởng lớn như GAS, MSN, VNM. Tuy vậy chúng tôi vẫn cho rằng thị trường sẽ tiếp tục có sự phân hóa mạnh trong tuần tới cho dù VN-Index có vượt được ngưỡng 580 điểm hay không. Hoạt động đầu tư đón đầu KQKD trong quý II của nhiều doanh nghiệp trong tuần tới sẽ tiếp tục được duy trì và có khả năng sẽ mạnh hơn. 

Nhà đầu tư tận dụng các phiên điều chỉnh, đi ngang của thị trường có thể tiến hành mua vào các cổ phiếu có sự hỗ trợ từ thông tin tích cực của KQKD quý II và các doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc điều chỉnh tỷ giá như dệt may, dầu khí, thủy sản.

Xu hướng chưa rõ ràng

CTCK FPT (FPTS)

Tâm lý thận trọng sẽ dâng lên khi các chỉ số đối diện với ngưỡng kháng cự mạnh có thể xảy ra điều chỉnh. Bước sang Tháng 7 với những hé mở về kết quả kinh doanh Quý II, nhiều cổ phiếu sẽ tự tách khỏi xu hướng chung để phân hóa. Các cổ phiếu có chu kỳ đột biến trong Quý II hay những cổ phiếu thuộc nhóm điện, nước, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, chứng khoán… sẽ thu hút dòng tiền trong thời gian tới. Do xu hướng chưa rõ ràng, nhà đầu tư nên tránh giải ngân mạnh tại mức giá trần, nhằm tránh rủi ro T+.

Có thể sẽ là 1 tuần điều chỉnh

CTCK MaritimeBank (MSBS)

Chỉ số VN-index giữ được sắc xanh trong cả 5 ngày giao dịch trong khi chỉ số HNX-index cũng có một tuần giao dịch tăng điểm. Chỉ số VN-index phục hồi sau tuần giảm điểm trước, lần lượt vượt mốc 570 rồi 575 điểm và tiến sát mốc kháng cự mạnh 580 điểm trong phiên giao dịch cuối tuần. 

Thanh khoản thị trường tăng đáng kể trong tuần cho thấy tâm lý tương đối tích cực của nhà đầu tư. Tuy nhiên diễn biến thị trường trong phiên cuối tuần cho thấy áp lực điều chỉnh do lực bán tăng khi chỉ số VN-index chạm mốc 580 điểm là tương đối lớn. 

Thanh khoản trong phiên cuối tuần giảm mạnh 37% so với phiên giao dịch trước cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khi chỉ số VN-index tiến sát mốc kháng cự mạnh.Với việc thị trường thiếu những thông tin hỗ trợ tích cực, diễn biến tại Biển Đông vẫn tương đối phức tạp, chúng tôi cho rằng nhà đầu tư nên thận trọng đối với các quyết định giải ngân trong tuần sau – có thể sẽ là 1 tuần điều chỉnh. 

Theo nhận định của chúng tôi, phiên giao dịch thứ Hai nhiều khả năng là một phiên giảm điểm của thị trường.

Xu thế thị trường vẫn là giằng co

CTCK MB (MBS)

Thị trường tiếp tục giằng co, tiền gần hơn tới các ngưỡng kháng cự 580 với VN-Index và 78 với HN-Index với đà tăng chậm lại. Thanh khoản chung giảm xuống cho thấy lực cung bắt đầu yếu dần với chỉ 1,227 tỷ giá trị giao dịch trên HOSE và 397 tỷ trên HNX. Kết thúc phiên, VN-Index tăng 2.42 điểm lên mốc 578.82 còn HN-Index tăng 0.3% lên 77.58 điểm.

Phiên giao dịch cuối tuần, ngoại trừ một số cổ phiếu có cơ bản rất tốt như DRC, CSM, FPT ... và ngành dầu khí (GAS, PGS, PVG, PGC) thì hầu hết các cổ phiếu còn lại chịu sức ép từ xu hướng chốt lời chung của thị trường. Thậm chí tại các cổ phiếu tăng điểm, thanh khoản và đà tăng cũng giảm xuống so với các phiên gần đây, cho thấy lực cầu bị ảnh hưởng khá nhiều từ tâm lý chung của thị trường. Đáng chú ý là mức tăng rất mạnh của GAS, cổ phiếu có ảnh hưởng lớn tới chỉ số VN-Index, giúp cho VN-Index tránh khỏi kết thúc mất điểm như VN30.

Tuy nhiên, nhìn chung xu thế vẫn là giằng co và bên bán vẫn chưa có dấu hiệu ép xuống các vùng giá thấp. Ngưỡng kháng cự mạnh tại 580 gây ra sức ép rõ ràng lên tâm lý chung của nhà đầu tư, thị trường sẽ tiếp tục phân hóa khi có nhiều hơn thông tin dự kiến về kết quả kinh doanh quý 2 cũng như thời gian công bố chính thức đến gần.

Chúng tôi tiếp tục khuyến nghị nhà đầu tư tập trung vào các cổ phiếu có cơ bản tốt và thông tin tích cực về kết quả quý II. Ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ hoặc chốt lời 1 phần, tuy nhiên không nên mua vào tại giai đoạn này

Sớm xuất hiện phiên điều chỉnh

CTCP Chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE)

Chứng khoán đóng cửa tuần giao dịch với sắc xanh trên cả hai sàn. Sàn Hà Nội có diễn biến tương đối trầm lắng trong khi sàn Hồ Chí Minh biến động tăng giảm mạnh hơn trong phiên.

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index đóng cửa tại 578,82 điểm (+0,42%) nhưng chỉ có gần 60 triệu đơn vị khớp lệnh thành công, giảm 50% so với phiên liền trước. HNX-Index đóng cửa tại 77,58 điểm (+0,30%)  và cũng chỉ ghi nhận hơn 33 triệu cổ phiếu giao dịch, giảm 40%.

Tình trạng “xanh vỏ” tái diễn, đặc biệt rõ rệt với chỉ số VN-Index khi toàn sàn HOSE chỉ có 74 mã tăng giá so với 126 mã giảm giá. Kết quả tăng điểm của VN-Index bị chi phối rất lớn do sự vượt trội từ một số cổ phiếu như GAS (+3,7%) và BID (+0,66%). Độ rộng thị trường vì vậy được nhìn nhận có diễn biến kém tích cực hơn trong hai phiên trở lại đây.

Thông tin vĩ mô đáng chú nhất trong hôm nay là số liệu GDP 6 tháng đầu năm 2014 ước tính tăng 5,18% so với cùng kỳ năm 2013, riêng quý II tăng 5,25%. Mức tăng GDP trong quý II/2014 là mức tăng cao nhất ba năm qua và kết quả này cho thấy nền kinh tế vẫn đang trong chu kỳ hồi phục. Các kỳ vọng về sự ổn định và khởi sắc trong kinh tế vĩ mô do đó tiếp tục được củng cố.

Về giao dịch của khối ngoại, các nhà đầu tư nước ngoài có một tuần lễ trọn vẹn mua ròng ở tất cả các phiên. Trong hôm nay khối ngoại tiếp tục mua ròng thêm 3,4 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE với giá đạt 64,2 tỷ đồng, giảm 40% so với phiên liền trước. DRC là  cổ phiếu được mua vào mạnh nhất với giá trị mua ròng khoảng 14,6 tỷ đồng, trong khi ở chiều ngược lại HAG là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất (-5,7 tỷ đồng).

Chúng tôi không thay đổi nhìn nhận về xu hướng tăng hiện nay của thị trường (VN-Index là đại diện).

Dù vậy, rõ ràng sau một tuần lễ tăng giá liên tục đi kèm với độ rộng thị trường và thanh khoản đều đang có dấu hiệu “đuối sức” trở lại, khả năng sớm xuất hiện một số phiên điều chỉnh trong tuần sau không phải là nhỏ nhưng điều này ít có khả năng tạo ra thay đổi lớn đối với xu hướng tăng hiện nay.

Thanh Thúy

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục