Một số nguồn tin cho hay, vụ điều tra bà Lagarde có liên quan tới quyết định xử lý một vụ bê bối nổi tiếng khi bà còn đang đảm nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp, dưới thời cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy. Cụ thể, trong quyết định hồi năm 2007, bà Lagarde đã chỉ thị một ban thẩm phán phân xử vụ tranh chấp giữa doanh nhân Bernard Tapie, dẫn đến việc ông Tapie được bồi thường 400 triệu Euro.
Theo hãng tin BBC, quyết định của bà Lagarde được đưa ra sau khi ông Tapie kiện ngân hàng mà nhà nước sở hữu một phần Credit Lyonnais đòi bồi thường cho những “sai phạm” của ngân hàng này trong vụ bán hãng thể thao Adidas mà ông là cổ đông chính hồi năm 1993. Ông Tapie là một người ủng hộ nhiệt thành ông Nicolas Sarkozy. Doanh nhân này cũng là cánh tay đắc lực trong chiến dịch tranh cử của ông Sarkozy.
Trước khi được bà Lagarde giới thiệu ra hội đồng trọng tài hồi năm 2007, tranh cãi giữa ông Tapie và ngân hàng Credit Lyonais đã trải qua nhiều phiên tòa. Những người chỉ trích nói vụ việc đáng ra không được giải quyết bằng hội đồng trọng tài tư nhân vì vụ việc có liên quan tới tiền của nhà nước trong ngân hàng và ông Tapie đã nhận được khoản bồi thường lớn hơn nhiều so với khoản mà có thể ông sẽ được tòa cho.
BBC cho biết, các nhà điều tra nghi ngờ rằng ông Tapie được trao khoản bồi thường lớn như vậy để đền ơn sự ủng hộ dành cho Tổng thống Sarkozy trong cuộc bầu cử hồi năm 2007. Tuy nhiên, trả lời hãng tin Reuters, luật sư Yves Repiquet của bà Lagarde khẳng định, “việc khám xét này sẽ giúp phơi bày sự thật, theo đó giúp chứng minh rằng thân chủ của tôi không có hành vi phạm pháp nào”.
Bản thân bà Lagarde cũng luôn khẳng định mình không làm gì sai trong vụ việc này. Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 1 năm nay, Tổng giám đốc IMF tiếp tục bảo vệ quyết định của mình và nói đó là “giải pháp tốt nhất vào thời điểm đó”.
Nữ cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp trở thành Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào năm 2011, sau khi vượt qua ứng viên Agustin Carstens, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mexico. Bà đã trở thành người phụ nữ đầu tiên nắm giữ vai trò lãnh đạo Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Nữ chính trị gia này đã nhận được sự hậu thuẫn từ Mỹ và châu Âu cũng như các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ và