Nhà quản lý quỹ kỳ cựu Peter Spiller tin rằng thị trường chứng khoán sẽ giống giai đoạn 1960

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Khi các nhà đầu tư lo ngại về rủi ro lạm phát và so sánh với thời kỳ tăng giá của những năm 1970, nhà quản lý quỹ kỳ cựu Peter Spiller lại tin rằng, những năm 1960 là hướng dẫn tốt hơn cho thị trường ngày nay.
Peter Spiller - người quản lý Quỹ đầu tư tín thác Capital Gearing Investment Trust. Peter Spiller - người quản lý Quỹ đầu tư tín thác Capital Gearing Investment Trust.

Peter Spiller - người quản lý Quỹ đầu tư tín thác Capital Gearing Investment Trust chỉ thua lỗ trong một năm duy nhất – cho rằng, những người gửi tiết kiệm nên chuẩn bị cho một thời kỳ giống như những năm 1960 khi lạm phát không tăng cao như những năm 1970, nhưng vẫn tồn tại ở mức đáng lo ngại.

“Những gì chúng ta đang quay trở lại là thời đại mà lạm phát là một vấn đề và các nhà chức trách sẽ cảm thấy bị ràng buộc trong việc thắt chặt chính sách dù là tiền tệ hay tài khóa và chúng ta sẽ có những cuộc suy thoái”, ông Peter Spiller cho biết.

Capital Gearing Investment Trust là một trong số các quỹ đầu tư tín thác đầu tư được niêm yết tại Anh và tập trung vào việc bảo toàn vốn. Quỹ đầu tư này tập trung nhiều hơn vào việc tránh thua lỗ hơn là tìm kiếm lợi nhuận vượt trội và đã tìm thấy một góc nhìn tích cực cho những người tiết kiệm đang lo lắng bởi mối đe dọa lạm phát làm xói mòn giá trị tiền mặt của họ đồng thời với việc thị trường tài chính gây ra vết thương đau đớn cho nhiều tài sản.

Theo chỉ số hoạt động từ Interactive Investor, các nhà đầu tư cá nhân ở Anh đã mất trung bình 11% danh mục đầu tư của họ trong nửa đầu năm. Các thị trường đã lo sợ khi các ngân hàng trung ương đảo ngược sự kích thích khổng lồ mà họ đã cung cấp cho các nền kinh tế kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra để chống lại lạm phát, vốn đã leo lên mức cao nhất trong 40 năm và vượt mức 9% ở Anh.

Với việc lạm phát làm giảm sức mua của tiền tiết kiệm và sự hỗn loạn thị trường chứng khoán ảnh hưởng đến danh mục đầu tư, nhiều người tiết kiệm đã phải băn khoăn không biết nên bỏ tiền vào đâu để giữ an toàn. Các chiến lược bảo toàn vốn như của Capital Gashing, cùng với các quỹ tương tự tại Ruffer và Personal Assets Trust đã nổi lên như một lựa chọn phổ biến và nằm trong nhóm các quỹ tín thác được mua nhiều nhất trong số các nhà đầu cá nhân ở Anh.

Trong khi hầu hết các nhà quản lý quỹ chủ động tập trung vào việc đánh bại lợi nhuận thị trường, Capital Gashing lại ưu tiên duy trì “tài sản thực” của khách hàng theo các điều kiện được điều chỉnh theo lạm phát. Quỹ tín thác Capital Gashing đã kém hiệu quả so với thị trường chứng khoán của Anh hơn 5% trong 10 năm qua, nhưng chỉ ghi nhận một khoản lỗ hàng năm trong bốn thập kỷ.

Hiện nay, Peter Spiller đang kỳ vọng rằng, các nhà quản lý tiền tệ khác vẫn đang đánh giá thấp cơ hội khiến lạm phát tăng cao tồn tại lâu hơn dự đoán. Ông lập luận rằng, hầu hết các nhà quan sát thị trường đã dành toàn bộ sự nghiệp của họ trong một thời kỳ “không ổn định” trong những thập kỷ gần đây mà toàn cầu hóa cung cấp một lực khử lạm phát mạnh mẽ.

“Trong vài năm tới, tôi không mong đợi siêu lạm phát, nhưng hy vọng mục tiêu 2% sẽ khó đạt được”, ông nói và ví môi trường hiện tại với những năm 1960 khi lạm phát tăng từ khoảng 1,5% năm 1965 lên khoảng 6% vào cuối thập kỷ này do “quá kích thích nền kinh tế toàn dụng lao động”.

Quan điểm về lạm phát này đã khiến Capital Gashing nắm giữ khoảng một phần ba danh mục đầu tư của mình trong trái phiếu chính phủ phòng ngừa lạm phát (inflation-linked bond) để các khoản thanh toán lãi suất có liên quan đến lạm phát và do đó cung cấp biện pháp bảo vệ chống lại sự tăng giá.

Ông Spiller cho biết, trái phiếu chính phủ phòng ngừa lạm phát cung cấp “cách rủi ro thấp nhất có thể để duy trì giá trị thực của tài sản của bạn và kiếm thu nhập thực”.

Mặc dù gần đây ông Spiller đã nói rằng “lợi nhuận tiềm năng trông thật tệ hại cho mọi thứ”, nhưng Capital Gashing đã tìm thấy những kênh khác để gửi tiền của mình, bao gồm cả cổ phiếu dầu mỏ, cơ sở hạ tầng xanh và bất động sản. Gần đây, Capital Gashing cũng quan tâm tài sản Nhật Bản như một nguồn bảo vệ lạm phát hơn nữa, vì Nhật Bản không có mức lạm phát cao.

Capital Gashing cũng đang nắm giữ một lượng lớn “tiền mặt và nợ ngắn hạn để có thể nhanh chóng giải ngân vào các khoản đầu tư mới. Quyết định nắm giữ 20% tài sản bằng tiền mặt phản ánh cả việc thiếu các cơ hội hấp dẫn hiện nay và một số lạc quan về những lựa chọn tốt hơn sẽ đến nếu thời kỳ khó khăn đối với nền kinh tế khiến tài sản rẻ hơn”.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục