Tại Mỹ, 43% số người tham gia khảo sát tin rằng việc giao dịch với các quốc gia khác đang mang lại những tác động tiêu cực, theo số liệu từ Pew Research Center. Điều này không quá khó hiểu.
Tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc đang có chất lượng cuộc sống gia tăng nhanh chóng, trong khi tầng lớp trung lưu tại Mỹ trong cảnh trì trệ. Các hộ gia đình điển hình tại Trung Quốc đang trải nghiệm điều được gọi là “sự kỳ diệu châu Á”, khi thu nhập của họ tăng 70% trong giai đoạn từ 1988 tới 2008.
Trong khi đó, tầng lớp trung lưu tại Mỹ và tại các quốc gia phát triển khác lại không có nhiều biến chuyển: thu nhập của họ chỉ tăng gần 4% trong cùng một giai đoạn 20 năm này, theo nhà kinh tế học Branko Milanovic. Ông đã nghiên cứu về mức lương và tài sản của các quốc gia trên toàn cầu, đưa thông tin vào cuốn sách mới xuất bản mang tên “Sự bất bình đẳng toàn cầu”.
Sự gia tăng thu nhập giữa tầng lớp trung lưu Mỹ và Trung Quốc trong cùng thời kỳ
Đối với người dân Mỹ, khi ngay cả những người có công việc ổn định vẫn phải lo lắng về tình trạng tài chính cá nhân.
Hãng tư vấn McKinsey dự báo, tới năm 2022, phần lớn tầng lớp trung lưu tại thành thị Trung Quốc sẽ kiếm được từ 9.000 tới 34.000 USD/năm. Họ sẽ được tận hưởng một cuộc sống tốt hơn: ăn uống tại nhà hàng, du lịch vòng quanh thế giới và mua sắm xe hơi…
So sánh điều này đối với người dân Mỹ, khi ngay cả những người có công việc ổn định vẫn phải lo lắng về tình trạng tài chính cá nhân. Trong khi giá cả ngày càng đắt đỏ, hộ gia đình điển hình tại Mỹ vẫn chỉ kiếm được số tiền tương đương với giữa những năm 1990.
Bên cạnh đó, Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất tận hưởng niềm vui này. Tầng lớp trung lưu tại Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam và các quốc gia khác tại châu Á đều chứng kiến thu nhập gia tăng nhanh trong 3 thập kỷ vừa qua.