Người dân Thủ đô trẩy hội phố ông đồ xin chữ ngày mùng 1 Tết

(ĐTCK) Ngày đầu năm này cũng là thời điểm người dân Hà Nội nô nức đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám xin chữ, cầu cho một năm mới may mắn và bình an
Người dân Thủ đô trẩy hội phố ông đồ xin chữ ngày mùng 1 Tết

Năm thứ 3 liên tiếp, phố ông đồ được tổ chức tại Hồ Văn, thay vì diễn ra một cách tự phát tại hè phố Quốc Tử Giám như trước

 Phố ông đồ năm 2017 diễn ra từ 24 tháng chạp âm lịch tới hết rằm tháng Giêng 

 Năm nay, có khoảng 100 ông đồ thực hiện việc cho chữ ở Hồ Văn

 Các ông đồ này đều đã vượt qua kỳ thi sát hạch từ những năm trước và trình độ đã được qua thẩm định

Theo ông đồ Nguyễn Minh Thu (Mỹ Đức, Hà Nội), người xin chữ năm nay thích những chữ như khánh thọ, phúc lợi, đăng khoa, hiếu học, hòa khí, thuận hòa, tích thiện... 

Xin chữ là một nét truyền thống của người dân Việt vào đầu năm mới với mong muốn được khỏe mạnh mạnh, may mắn, tài lộc… 

 Dụng cụ hành nghề của ông đồ ngoài giấy là các loại bút, nghiên mực và cả máy sấy tóc

Người dân Thủ đô trẩy hội phố ông đồ xin chữ ngày mùng 1 Tết ảnh 8

Ông đồ Nguyễn Văn Hải vẽ ra bức thư pháp 3 chữ Phúc - Lộc - Thọ bằng tay 

Người dân Thủ đô trẩy hội phố ông đồ xin chữ ngày mùng 1 Tết ảnh 9

Chữ thư pháp hoặc chân dung được viết, vẽ lên đĩa sứ để đáp ứng thị hiếu ngày càng thay đổi của khách hàng   

Người dân Thủ đô trẩy hội phố ông đồ xin chữ ngày mùng 1 Tết ảnh 10

 Khách du lịch nước ngoài chụp ảnh ông đồ viết chữ - nét văn hóa đặc trưng ngày Tết của Việt Nam

Người dân Thủ đô trẩy hội phố ông đồ xin chữ ngày mùng 1 Tết ảnh 11

 Thời tiết nắng nóng khiến nhiều người vừa che ô vừa xin chữ trong sáng mùng 1 Tết  

Người dân Thủ đô trẩy hội phố ông đồ xin chữ ngày mùng 1 Tết ảnh 12

Trẻ nhỏ vui mừng khi xin được chữ ngày Tết

Người dân Thủ đô trẩy hội phố ông đồ xin chữ ngày mùng 1 Tết ảnh 13

 Dòng người xếp hàng tại cửa bán vé vào Văn Miến - Quốc Tử Giám ngày mùng 1 Tết

Dũng Minh

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục