Tsai chỉ giữ chức phó chủ tịch, và thậm chí không nắm vai CEO, nhưng lại trở thành người quyền lực trên thế giới vì lý do: ông ta nắm chìa khóa của một trong những cuộc chào bán ra công chúng (IPO) lớn nhất của thế hệ này: Alibaba - gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc.
Alibaba vượt trội hơn hẳn Amazon.com về doanh số, với 160 tỷ USD trong năm 2012 so với 86 tỷ USD của Amazon. Sau cuộc IPO, giá trị của Alibaba tăng lên hơn 150 tỷ USD, cao hơn tổng giá trị của cả Facebook lẫn Google. Tất nhiên, Alibaba cũng phải chi hảng tỷ USD phí cho các nhà tư vấn - bảo lãnh phát hành.
Đó là những gì Tsai, một luật gia người Đài Loan, tốt nghiệp Đại học Yale đã hoạch định từ trước.
“Sẽ luôn là một cảm giác tốt khi mọi người nói rằng họ yêu bạn và họ muốn đối thoại với bạn”, Phó chủ tịch của Alibaba nói trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi.
“Cuộc IPO chỉ là một trong những dấu mốc phát triển mà Công ty sẽ tiến tới. Sẽ có rất nhiều chặng đường phía sau cuộc IPO”.
Việc IPO của Alibaba được xem như một trong những chuyển biến lớn tại Trunng Quốc và được xem như dấu hiệu cho một làn sóng đầu tư mới vào các công ty công nghệ của Trung Quốc.
Để tưởng tượng về quy mô của Alibaba, hãy xem những con số thống kê hồi tháng 11/2013: hơn 300 triệu người đã truy cập các website của Alibaba và 50 triệu người đã thực hiện các giao dịch mua bán.
Cuộc IPO này cũng một phần quyết định cho thành công hoặc thất bại trong tương lai của Yahoo và của CEO Marissa Mayer. Yahoo sở hữu 24% cổ phần của Alibaba. Cổ phiếu của Yahoo đã tăng 107% trong năm ngoái, một phần vì giá của Alibaba đã tăng vọt trong thời gian này.
Đối với bản thân ông Tsai, cuộc IPO cũng hết sức quan trọng. Cổ phiếu của Alibaba tăng giúp khối tài sản của ông trên giấy tờ tăng gần 2 tỷ USD.
Nói về Tsai, đó là cả một câu chuyện dài kể từ khi ông Jack Ma, thành viên sáng lập của Alibaba, đưa ra cơ hội nghề đối với ông kể từ năm 1999. Jack Ma nhớ lại những ngày đó: “Khi ông ấy nói rằng ông ấy muốn gia nhập cùng chúng tôi, tôi đã rất ngạc nhiên”.
Tsai, 50 tuổi, đã làm việc cùng với Sullivan & Cromwell từ những năm đầu thập kỷ 90 và trở thành một trong những nhà đầu tư tư nhân sau đó.
“Chúng tôi đã đến Thung lũng Silicon trong khoảng một tháng, tất cả các nhà đầu tư mạo hiểm đã từ chối chúng tôi”, Jack Ma kể lại. “Tôi đã hỏi, anh vẫn muốn gia nhập chứ?”.
Trong câu chuyện của Jack Ma, vợ của Tsai là bà Clara, khi đó đang mang bầu, đã muốn đến thăm công ty trước khi chồng của bà ký cam kết.
“Tôi muốn nhìn thấy công ty đó bởi vì chồng tôi thật điên rồ. Nếu tôi đồng ý với ông ấy, tôi cũng thật là điên rồ. Nhưng nếu tôi không đồng ý với ông ấy, tôi sẽ hận mình suốt cả cuộc đời này”, Jack Ma kể lại lời vợ Tsai nói khi đó.
Nói về mối quan hệ của mình với Tsai, ông Jack Ma cho biết, ông và Tsai rất khác biệt.
“Tôi là một người của công chúng, trong khi đó ông ấy là người được đào tạo bài bản, kỷ luật và rất thông thái”, ông Jack Ma nói.
Tố chất đó khiến ông có được cảm hứng để rời bỏ thế giới pháp lý trầm lặng và theo đuổi công việc đầu tư sau một buổi gặp mặt với các lãnh đạo Ngân hàng Goldman Sachs với vai trò một luật sư của Sullivan & Cromwell.
Các lãnh đạo của Goldman được chỉ đạo rằng, họ cần có một tổ chức hoạt động thực sự để cho thương vụ hoạt động hiệu quả. Đó là “những người trẻ tuổi giấu mình”.
Giờ đây. Đương nhiên là Goldman gọi đến họ. Nhưng một phần công việc của Tsai là giữ cho văn hóa của công ty không bị phá hủy đi bởi cuộc IPO này.
“Tất cả kinh tế tài chính cá nhân của mọi người đều gắn chặt với Công ty”, ông nói và cho biết, không gì làm tôi hạnh phúc hơn là nhìn thấy những nhân viên của chúng tôi cải thiện tình hình hiện tại của họ.
Khi Tsai nói điều đó, ông vẫn không chắc chắn là cuộc chào bán của Alibaba có được thực hiện hay không. Bởi trong năm 2013, Công ty đã gặp phải trở ngại lớn, và có thể cuộc IPO sẽ không diễn ra.
“Về mặt chính thức chúng tôi không hề khởi động bất cứ điểm nào trong quá trình này”, ông chia sẻ thêm.
“Không gì mang tính thương mại hơn là một cuộc IPO. Đây không phải là thời gian phù hợp để nói về đạo lý”, ông nhận xét.