Nhân dịp này, ĐTCK đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Văn Chiến, Phó tổng thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Thưa ông, đôi khi người ta vẫn gọi luật sư là thầy cãi, nhưng có lẽ chức nghiệp của một luật sư không chỉ là tham gia tố tụng?
Các luật sư Việt
Nhìn ở phạm vi hành nghề, tố tụng đúng là lĩnh vực chủ yếu của các luật sư Việt
Nhưng không chỉ thế, đội ngũ luật sư còn hoạt động tư vấn pháp luật trong nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Thực tế cho thấy, nhiều chủ doanh nghiệp thường chú trọng rủi ro kinh doanh, rủi ro thị trường mà quên đi hoặc không có đủ khả năng để nhận diện các rủi ro pháp lý. Hậu quả là chủ doanh nghiệp không chỉ đối mặt với thiệt hại trong kinh doanh mà còn phải đối mặt với trách nhiệm dân sự, thậm chí cả hình sự hình thành từ việc bỏ ngỏ quản trị rủi ro pháp lý. Hoạt động tư vấn của luật sư sẽ giúp cho DN ngăn ngừa những rủi ro pháp lý.
Dù vậy, phản ánh từ chính các luật sư cho thấy hoạt động nghề nghiệp vẫn gặp phải nhiều rào cản?
Những rào cản đối với luật sư khi tham gia tố tụng, đặc biệt là trong giai đoạn điều tra đã từng bước được cải thiện cùng với sự quan tâm của Nhà nước qua việc tạo hành lang pháp lý, nâng vị thế, vai trò của luật sư.
Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn cho luật sư, chẳng hạn, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định, luật sư được tham gia vào vụ án kể từ khi một người có quyết định tạm giữ. Nhưng thực tế, các quy định của Luật chưa thực sự rõ ràng và do đó, khi luật sư tham gia vào quá trình tố tụng thì vẫn có tình trạng cơ quan hữu quan chậm trễ, cản trở.
Không chỉ thế, sau 10 năm thực hiện Bộ luật Tố tụng hình sự và nay đang được bàn đến việc sửa đổi, nhưng chưa có một nghị định, thông tư hướng dẫn nào trong khi bộ luật này liên quan đến cơ quan điều tra, viện, tòa và luật sư, tức là 4 thành phần luôn đồng hành với nhau trong vụ án.
Luật Luật sư đã được sửa đổi, vậy những bất cập trong thực tiễn, môi trường hoạt động của các luật sư có được cải thiện?
Luật Luật sư 2006 đã được sửa đổi, có hiệu lực từ tháng 7/2013, tuy có một số thay đổi nhưng không làm biến đổi bản chất thủ tục hành chính, luật sư vẫn phụ thuộc vào cơ quan tiến hành tố tụng để được cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư. Thời hạn quy định là 24 giờ đối với trường hợp người bị tạm giữ và 3 ngày đối với trường hợp khởi tố bị can cho đến khi xét xử, nhưng thực tế có vô vàn lý do để chậm trễ việc cấp giấy.
Về mặt tâm lý, các cơ quan tiến hành tố tụng có tâm lý không có luật sư để rảnh tay hơn, đỡ phiền hà. Vị thế, vai trò của luật sư chưa được các cơ quan coi trọng, do đó, tiếng nói của luật sư không được lắng nghe.
Cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình thực hiện chức năng bảo vệ công lý, được giao quyền năng thu thập chứng cứ để xử lý tội phạm, nhưng thường chú trọng đến chứng cứ buộc tội mà nhiều khi bỏ qua tình tiết có lợi cho bị can. Nhiều trường hợp nếu không có người phản biện, luật sư tranh tụng thì dễ dẫn đến oan sai. Luật sư thu thập các chứng cứ gỡ tội, tình tiết gỡ tội, phát hiện những vi phạm tố tụng để mà có kiến nghị, bảo đảm cho việc điều tra, xử lý phải tuân theo quy định của pháp luật, đảm bảo xét xử đúng người đúng tội, không có oan sai.
Luật sư Nguyễn Văn Chiến cho biết, đến nay, cả nước có hơn 7.800 luật sư và hơn 4.000 người tập sự hành nghề luật sư, 2.817 tổ chức hành nghề luật sư. Hơn 4 năm kể từ khi Liên đoàn Luật sư Việt Nam được thành lập (2009), đến nay, các luật sư đã tham gia bào chữa cho hơn 51.000 vụ án hình sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho hơn 39.600 vụ án dân sự, hơn 5.000 vụ án kinh doanh thương mại. Hiện có hơn 50 tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, góp phần hình thành và phát triển thị trường dịch vụ pháp lý đa dạng, tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại…
|