Ngành thép còn cơ hội chuyển mình?

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Ngành thép đã cho thấy kết quả kinh doanh ấn tượng trong nửa đầu năm 2024, mặc dù ngành vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn từ trong và ngoài nước. Vậy liệu rằng, từ nay đến cuối năm, ngành thép còn có cơ hội đột phá nào khác hay không?
Ngành thép còn cơ hội chuyển mình?

Một năm “chông gai” của ngành thép

Trong nửa đầu năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đã cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ với nhiều lĩnh vực phát triển tích cực. Đặc biệt, ngành xây dựng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 7.34%, cao nhất trong khoảng thời gian cùng kỳ từ 2020 đến 2024. Giữa bối cảnh đó, mặc dù ngành thép đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng nhưng cũng phải đối mặt không ít khó khăn, thách thức.

Diễn biến giá của các nguyên liệu đầu vào sản xuất thép như quặng sắt loại 62% Fe, than mỡ luyện cốc và thép phế liệu…tăng cao dẫn đến các doanh nghiệp thép có thể đối mặt với việc sụt giảm biên lợi nhuận. Ngành sản xuất này đang phải đối mặt với nhiều trở ngại khác do thị trường bất động sản chưa hồi phục dẫn đến nhu cầu tiêu thụ giảm, tồn kho tích tụ và sự cạnh tranh gay gắt về giá từ hàng nhập khẩu ồ ạt.

Thép Trung Quốc tràn ngập vào thị trường Việt Nam gây ra bất lợi khi các nhà sản xuất thép trong nước đối diện với nguy cơ mất thị trường nội địa. Một điểm đáng chú ý đó là giá thép xây dựng trên thị trường thế giới có xu hướng giảm mạnh do nhu cầu tiêu thụ thép suy yếu. Giá thép tại Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải ở vùng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

Bên cạnh đó, xuất khẩu là kênh tiêu thụ chính của thị trường thép Việt Nam nhưng cũng đang gặp phải thách thức về tiêu chuẩn xanh từ một số thị trường, đặc biệt là châu Âu.

Trong thời gian vừa qua, có nhiều cuộc khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm từ thép có liên quan đến thị trường trong và ngoài nước. Cuối tháng 3/2024, Hòa Phát (HPG) và Formosa đã yêu cầu Bộ Công Thương điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Bộ Công thương ban hành Quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc nhằm đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp nội địa. Ở thị trường xuất khẩu, Canada đã khởi xướng điều tra đối với sản phẩm dây thép xuất khẩu từ Việt Nam.

Hiện tại, các doanh nghiệp đang xuất khẩu và chuẩn bị xuất khẩu mặt hàng này vào Canada gồm HPG và Formosa. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội từ Việt Nam.

Cơ hội chuyển mình của ngành thép

Kỳ vọng trong nửa cuối năm 2024, ngành thép mặc dù đối mặt nhiều khó khăn nhưng vẫn có những kỳ vọng vào sự phục hồi của thị trường bất động sản. Các luật sửa đổi như Luật Đất Đai và Luật Kinh doanh Bất động sản đã được thông qua giúp tháo gỡ vướng mắc pháp lý tạo điều kiện cho các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án và gia tăng nguồn cung.

Đáng chú ý, cuối tháng 9, Trung Quốc công bố một gói kích thích táo bạo nhất của nước này trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Theo đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) ở các ngân hàng thương mại và lãi suất đối với các khoản vay mua nhà thế chấp hiện tại 0,5 điểm phần trăm; đồng thời giảm tỷ lệ trả trước đối với người vay thế chấp mua căn nhà thứ hai.

Ngoài ra, giá thép đã hồi phục mạnh kể từ đáy. Trong tuần đầu tiên của tháng 10 giá thép đã tăng trên 12%.

Chính phủ cũng đặt mục tiêu giải ngân đầu tư công đạt tối thiểu 95%, đồng thời nền kinh tế trong nước và thế giới đang trên đà phục hồi càng củng cố thêm cho triển vọng ngành thép.

Đặc biệt, nhu cầu bất động sản khu công nghiệp tăng cao nhất là trong lĩnh vực kho bãi và nhà xưởng sẽ là động lực quan trọng cho sự tăng trưởng của ngành. Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành công xưởng sản xuất thép mới của thế giới khi Trung Quốc đang áp dụng các chính sách gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành thép của họ.

Ngành thép dự kiến sẽ tập trung vào việc nâng cấp công nghệ luyện thép, tối ưu hóa quy trình sản xuất và thúc đẩy tái chế nhằm chuyển đổi từ một ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng sang mô hình phát thải carbon thấp. Những bước tiến này không chỉ giúp ngành thép đối phó với thách thức từ Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu mà còn đáp ứng nhu cầu cấp thiết từ các ngành công nghiệp hạ nguồn, đặc biệt là ô tô, đối với các vật liệu thép thân thiện với môi trường.

Với việc nằm trọn trong chuỗi giá trị ngành thép, “anh cả” HPG (CTCP Tập đoàn Hoà Phát) nổi bật nhờ sự ổn định trong hoạt động kinh doanh và biên lợi nhuận vượt trội so với các doanh nghiệp cùng ngành. Trong quý II/2024, HPG ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.733 tỷ đồng, tăng 119% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lợi nhuận sau thuế tăng vọt 129%. Tiến độ xây dựng của dự án Dung Quất 2 hiện vẫn bám sát kế hoạch, dự kiến lò cao đầu tiên sẽ đi vào hoạt động với công suất thiết kế 2,3 triệu tấn/năm vào khoảng cuối năm 2025, đầu năm 2026 sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng cao của thị trường.

Bên cạnh đó, HSG (CTCP Tập đoàn Hoa Sen) tăng cường tích lũy hàng tồn kho giá rẻ từ quý I/2024, kỳ vọng duy trì thị phần và cạnh tranh hiệu quả, bất chấp nguồn cung dư thừa và giá bán cao. Dự kiến, HSG sẽ là bên hưởng lợi lớn nhất nếu biện pháp chống bán phá giá đối với thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc được áp dụng nhờ vào vị thế dẫn đầu trong thị phần tôn mạ và thép ống.

Kỳ vọng chính của NKG (Công ty cổ phần Thép Nam Kim) trong thời gian tới đến từ kênh xuất khẩu và thị trường nội địa bắt đầu hồi phục. Nhà máy Nam Kim Phú Mỹ với tổng vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng đã khởi công xây dựng từ tháng 4/2024 và dự kiến bắt đầu sản xuất sản phẩm mới. Ban lãnh đạo NKG đặt mục tiêu đến năm 2027 nhà máy sẽ vận hành ở 100% công suất đạt tổng sản lượng 2 triệu tấn/năm.

Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức nhưng cơ hội phục hồi của ngành thép vẫn rộng mở nhờ sự phát triển của thị trường bất động, tối ưu hóa sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh. Vì vậy nhà đầu tư vẫn có thể tham gia đầu tư cổ phiếu Thép với mục tiêu dài hạn. (*)

Đón bạn mới lên “chuyến tàu đầu tư”, VPS “chiêu đãi” quà chào mừng siêu hấp dẫn (*):

· Siêu ưu đãi gói vay margin chỉ từ 7,5%/năm áp dụng cho tài khoản chứng khoán mở mới từ nay đến hết 31/12/2024

· Giao dịch cổ phiếu thả ga với ưu đãi 0 phí trong vòng 6 tháng dành cho tài khoản chứng khoán mở mới từ nay đến hết 31/12/2024

· Ưu đãi phí giao dịch phái sinh trong vòng 3 tháng, trong đó:

▪ Miễn phí giao dịch 20 hợp đồng thường đầu tiên trong ngày;

▪ Từ hợp đồng thứ 21 trở đi nhận ngay siêu ưu đãi phí giao dịch: 1.000 đồng/hợp đồng.

(*) Điều khoản, điều kiện áp dụng

👉 Mở tài khoản chứng khoán với kho số đẹp: https://openaccount.vps.com.vn/👉 Tải và truy cập siêu ứng dụng VPS SmartOne: https://bit.ly/VPSSmartOne

(*) Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư tham khảo. Quan điểm, dự báo và những ước tính trong báo cáo này chỉ thể hiện ý kiến của tác giả tại thời điểm phát hành và có thể thay đổi mà không cần thông báo trước. Bài viết không mang tính chất mời chào hay bán bất kỳ chứng khoán nào, nhà đầu tư nên có nhận định độc lập về thông tin trong bài viết này.

Long giang

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục