Nở rộ đầu tư nước ngoài
Theo thống kê, kim ngạch XK các mặt hàng điện tử của Việt Nam đã vượt qua mốc 1 tỷ USD/năm: năm 2005, đạt XK 1,04 tỷ USD; năm 2006 đạt 1,23 tỷ USD và tính đến hết tháng 11/2007 đạt 1,96 tỷ USD. Theo dự báo của Bộ Công Thương, doanh số XK của nhóm hàng này trong năm 2007 có khả năng đạt 2,2 tỷ USD và được xếp hàng thứ 6 trong nhóm các sản phẩm XK của nước ta. Mặc dù những con số “ấn tượng” này cho thấy mức tăng trưởng CNĐT trong 3 năm qua khá tốt, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, giá trị XK của nhóm hàng điện tử chủ yếu tập trung trong khối DN liên doanh với nước ngoài như Hanel, Panasonic hoặc các DN có 100% vốn nước ngoài như Canon, Fujitsu...
Chỉ trong vòng 3 năm qua, hàng chục DN nước ngoài đã tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt
Theo Hiệp hội Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam, năm 2007, ngành CNĐT Việt Nam có nhiều nhà đầu tư nước ngoài mới như Foxcon (thuộc Tập đoàn HonHai), Compaq… Dự báo, khi Intel chính thức đi vào sản xuất (nhà máy đặt tại khu công nghệ cao TP. HCM), trị giá XK sẽ còn cao hơn nữa, có thể đạt ngưỡng vài chục tỷ USD/năm.
Doanh nghiệp trong nước “bí” lối ra
Khác với các DN có vốn đầu tư nước ngoài, số các DN trong nước sản xuất hàng điện tử XK rất ít và giá trị XK cũng chiếm không quá 10% so với tổng giá trị toàn ngành. Những DN trong nước có hàng XK như Công ty Viettronics Tân Bình (VTB) chuyên sản xuất linh kiện tivi, Công ty Điện tử Bình Hòa thuộc Tổng công ty cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam (VEIC) chuyên gia công các sản phẩm điện tử dành cho xe hơi hay một số DN vừa và nhỏ khác chuyên về các loại linh kiện như bộ biến áp đèn dành cho ampli, loa...
Điều đáng nói là các DN này chỉ thuần túy ký hợp đồng nhỏ lẻ với đối tác nước ngoài để đem hàng về gia công, lắp ráp. Đơn cử, Công ty Viettronics Tân Bình được xem là DN năng nổ khi mang sản lượng XK đến khu vực Đông Nam Á tương đối khá cũng chỉ đạt 3,4 triệu USD/năm và chủ yếu là gia công; tăng trưởng hàng năm ở mức 5%.
Ông Ngô Quang Vị, Giám đốc VTB cho rằng, hạn chế và khó khăn lớn nhất của CNĐT trong nước là công nghệ, kỹ thuật sản xuất quá kém. “Mặt khác, chúng ta xây dựng thương hiệu chưa tốt, lại là thị trường độc lập nên rất khó khi mang sản phẩm XK ra các nước”, ông Vị nói. Nhiều DN sản xuất CNĐT còn cho biết, ngoài năng lực bị hạn chế, CNĐT trong nước đang phải đối mặt với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc với giá rẻ hơn nhiều.
Đồng quan điểm trên, một số chuyên gia cũng cho rằng, nhược điểm của CNĐT Việt Nam là chưa xây dựng được những DN phụ trợ để tăng giá trị nội địa hóa.
Như vậy, theo kế hoạch tổng thể phát triển CNĐT Việt Nam đến 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, mục tiêu đến năm 2010 sẽ đạt doanh số khoảng 4 - 6 tỷ USD và kim ngạch XK 3 - 5 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng 20% - 30%/năm, sẽ không quá khó. Vấn đề đặt ra là các DN trong nước cần có biện pháp nâng cao chất lượng, giảm giá thành, cải thiện mẫu mã, tăng cường tính năng sản phẩm để đạt được giá trị gia tăng cao nhằm tăng thị phần và thị trường trong nước cũng như XK. Có như thế, may ra kim ngạch XK mới thu về lợi nhuận cao cho ngành CNĐT Việt