Trên TTCK, nhóm cổ phiếu ngành thủy sản là một trong những nhóm cổ phiếu rớt giá đầu tiên, mở màn cho sự rớt giá sâu và liên tục của thị trường. Cổ phiếu cá da trơn từ vị thế là loại cổ phiếu được nhiều người săn đón đã trở thành cổ phiếu rớt giá mạnh và liên tục, gây tâm lý ngao ngán cho nhà đầu tư.
Những điều trên dẫn đến nỗi lo ngại trong nhiều nhà đầu tư, không lẽ ngành cá da trơn đang trong giai đoạn thoái trào, thị trường xuất khẩu đang suy thoái?
Nhưng nhà đầu tư có lẽ không quá ngạc nhiên khi nhóm cổ phiếu thủy sản lấy lại được màu xanh tăng giá. Các doanh nghiệp trong ngành chế biến cá da trơn là một trong rất ít ngành có khả năng đạt, thậm chí là vượt kế hoạch kinh doanh năm 2008 và tiếp tục có kết quả thuận lợi trong năm 2009, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, do lạm phát cao và ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ.
Thành tích đặc biệt này chính là nhờ vào nhu cầu to lớn của thị trường xuất khẩu, sự linh hoạt của một số doanh nghiệp đầu ngành và một phần cũng nhờ vào sự biến động có lợi cho hoạt động xuất khẩu của tỷ giá VND/USD.
Thị trường xuất khẩu liên tục được mở rộng
Cá da trơn Việt
- Nga và Ucraina là hai thị trường lớn và đầy tiềm năng. Nam Việt là doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất vào hai thị trường này và cũng là doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Trong năm 2007, giá trị xuất khẩu sang thị trường Nga của Nam Việt chiếm 27% tổng giá trị xuất khẩu của Công ty. Dự kiến, trong năm 2008, Nam Việt sẽ tăng doanh thu vào thị trường này lên khoảng 1.300 tỷ đồng, chiếm 40% tổng doanh thu xuất khẩu của Công ty.
- Thị trường Trung Đông có lợi nhuận cao và dễ tính. Cửu Long An Giang là doanh nghiệp đi đầu trong việc khai thác thị trường Trung Đông và đã khẳng định vị thế của mình trong thị trường này. Năm 2007, Công ty đã xuất khẩu vào Trung Đông đạt giá trị 204 tỷ đồng.
- Tại thị trường Mỹ, cá da trơn đang dần lấy lại thị phần. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu cá da trơn vào thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam dự kiến sẽ khả quan, nổi bật nhất là Vĩnh Hoàn, doanh nghiệp đứng đầu ở thị trường này. Nguyên nhân chính là do sản lượng nhập khẩu cá từ Trung Quốc vào Mỹ sẽ giảm đột biến trong năm 2008, vì Mỹ áp dụng quy định mới về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cá da trơn Trung Quốc, cùng với việc cá rô phi Trung Quốc bị mất mùa do thời tiết lạnh.
Doanh nghiệp năng động vượt qua thách thức
Do phát triển quá nhanh và ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ đã làm cho các doanh nghiệp lâm vào tình trạng thiếu vốn lưu động. Trước tình hình này, năng lực tài chính và khả năng dự trữ nguồn nguyên liệu cũng như việc cắt giảm chi phí là vấn đề quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp.
Nam Việt một lần nữa nổi bật với năng lực tài chính mạnh có được từ thặng dư phát hành năm 2007 đã giúp Công ty thực hiện dự trữ hàng, đảm bảo nguyên liệu đầu vào đầy đủ cho hoạt động xuất khẩu. Năng lực dự trữ cao đã giúp cho Nam Việt không những có thể ổn định sản xuất, mà còn giúp Công ty gia tăng lợi nhuận do mua nguyên liệu lúc giá thấp. Hơn thế nữa, chế biến phụ phẩm tạo giá trị gia tăng cũng là điểm nổi bật của Nam Việt trong năm 2008. Theo báo cáo của Công ty, hơn 30% lợi nhuận của Nam Việt trong năm 2007 là từ hoạt động chế biến phụ phẩm cá.
Cửu Long An Giang cũng tự mình đảm bảo nguồn nguyên liệu để vượt qua khó khăn về vốn và nguồn nguyên liệu hiện nay. Với năng lực nuôi trên diện tích 40 héc-ta, Công ty có thể tự đảm bảo trên 50% nguồn nguyên liệu cho chế biến. Với sự tự tin và vị thế ở thị trường Trung Đông, cộng với sự tự chủ về nguồn nguyên liệu, Công ty đang phấn đấu đạt được lợi nhuận sau thuế khoảng 80 tỷ đồng trong năm 2008, so với kế hoạch là 60 tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng và giá trị xuất khẩu
cá da trơn
|
Thuận lợi từ sự biến động của tỷ giá
Ngày 10/6/2008, NHNN đã quyết định điều chỉnh khá mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD và VND từ mức 16.139 VND/USD lên 16.461 VND/USD. Đây là một quyết định rất hợp lý trong tình hình lạm phát đang có xu hướng tăng cao. Tỷ giá tăng mang đến nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là ngành cá xuất khẩu khi mà chi phí đầu vào chủ yếu tính bằng đồng nội tệ. Theo ước tính của chúng tôi, tình hình tỷ giá biến động sẽ giúp cho các doanh nghiệp tăng lợi nhuận từ 10 - 15% so với mức tỷ giá đầu năm. Để đảm bảo khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hóa xuất khẩu và giảm nhập siêu, NHNN sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt trong năm 2008. Điều này sẽ trực tiếp có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Tích hợp thị trường của các doanh nghiệp lớn
Đặc điểm nổi bật của ngành chế biến cá Việt
Trong tình hình lạm phát cao và thiếu hụt nguồn vốn, một số doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn ít sẽ không trụ vững và mất dần thị phần vào các doanh nghiệp lớn. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai và sẽ chỉ còn lại một số doanh nghiệp với quy mô lớn và tiềm lực tài chính mạnh. Ngành chế biến cá Việt
Như vậy, mặc dù còn những thách thức và mất cân đối, nhưng những khó khăn nêu trên chỉ là những vấn đề ngắn hạn và mang tính chu kỳ. Trong khi đó, ngành xuất khẩu cá đang đứng trước viễn cảnh tươi đẹp nhờ tiềm năng to lớn của thị trường quốc tế và sự năng động tự vượt qua khó khăn của các doanh nghiệp.
Một số chỉ tiêu của ngành cá da trơn và thị trường 2007
Chỉ tiêu
Ngành cá da trơn
Thị trường (HOSE)
P/E 7,7 13 ROE 33,7% 23,6% ROA 22,2% 12,6%