Ngân hàng vượt bão Covid nhờ số hóa

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Dù không tránh khỏi khó khăn nhất định trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp năm 2021, song nhờ đẩy mạnh số hóa, các ngân hàng vẫn duy trì được đà tăng trưởng tốt.
Trong những tháng cuối năm 2021, HDBank tăng gói hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) lên 10.000 tỷ đồng. Trong những tháng cuối năm 2021, HDBank tăng gói hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) lên 10.000 tỷ đồng.

Số hóa giúp ngân hàng tăng thu ngoài lãi

Các nguồn thu từ các hoạt động ngoài lãi của ngân hàng trong nhiều quý trở lại đây như: phát triển các hoạt động thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản, mua bán chứng khoán, ngoại hối… được chú trọng đẩy mạnh hơn và liên tục tăng trưởng so với các giai đoạn trước.

Quan trọng hơn, bên cạnh nguồn thu lãi truyền thống từ tín dụng như trước đây, các ngân hàng cũng đa dạng nguồn thu hơn, tập trung sang tăng thu nhập ngoài lãi.

Đáng chú ý, trong khi biên lãi ròng (NIM) thu hẹp trước áp lực giảm lãi suất cho vay cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nguồn thu từ phí dịch vụ ngày càng tăng đã bù đắp, giúp tổng lợi nhuận các nhà băng duy trì đà tăng trưởng.

Chẳng hạn, tại HDBank, tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2021 vượt 12.128 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. HDBank tiếp tục có kết quả tích cực trong đa dạng hóa các nguồn thu từ dịch vụ. Sau 9 tháng, thu nhập thuần từ dịch vụ tăng 89%, so với tốc độ tăng 17% của thu nhập lãi thuần.

Đặc biệt, mảng dịch vụ tại ngân hàng mẹ ghi nhận thu nhập gấp hơn 3 lần cùng kỳ. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm - ngân hàng đóng góp tích cực, thuộc các ngân hàng có doanh số kinh doanh bảo hiểm dẫn đầu thị trường.

Bên cạnh nguồn thu đa dạng và tăng trưởng mạnh mẽ, chi phí hoạt động được tối ưu hóa với hệ số chi phí/tổng thu nhập hoạt động giảm từ 44% tại 30/9/2020 xuống còn 39% cuối tháng 9/2021 nhờ đẩy mạnh số hóa.

Đồng thời, chi phí tín dụng duy trì mức thấp nhất thị trường nhờ chất lượng tài sản. Hệ số ROE đạt 24%, tăng cao so với mức 21% cùng kỳ.

Triển khai chiến lược phát triển tới năm 2025, HDBank cho biết, tiếp tục tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện với nhiều sản phẩm tiện ích như triển khai eKYC, mở tài khoản online (eAccount), cấp tín dụng online 24/7 (eCredit), thực hiện phát hành L/C trực tuyến (eLC) hoặc chuyển tiền đi quốc tế online (eTT), tự động hóa quy trình thủ tục..., được khách hàng đón nhận.

Chính chuyển đổi số đã giúp Ngân hàng vượt qua khó khăn trong đại dịch. Báo cáo tài chính quý III/2021 của HDBank cho thấy, kết quả hoạt động cao hơn dự báo, thực hiện 84% kế hoạch cả năm.

Cụ thể, tính đến cuối tháng 9 năm 2021, dư nợ của Ngân hàng tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ kiểm soát thấp dưới 1%, tỷ lệ nợ xấu hợp nhất ở mức 1,4%, đều thấp hơn cùng kỳ và ở nhóm thấp nhất toàn ngành. Tổng thu nhập hoạt động của Ngân hàng vượt 12.100 tỷ đồng, tăng 23,6%. An toàn vốn, thanh khoản được đảm bảo với CAR đạt trên 13%.

Hy sinh lợi nhuận, khơi dòng chảy vốn

Thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước mới có cập nhật liên quan tình hình giảm lãi suất, giảm phí dịch vụ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của 16 ngân hàng thương mại theo cam kết trước đó với cơ quan quản lý tiền tệ và Hiệp hội Ngân hàng (VNBA).

Theo đó, lũy kế từ 15/7/2021 - 30/9/2021, 16 ngân hàng giảm khoảng 12.236 tỷ đồng tiền lãi cho vay với hơn 4,88 triệu khách hàng. So với cam kết giảm 20.300 tỷ đồng trong 5 tháng cuối năm, các nhà băng đã thực hiện gần 60% số cam kết giảm.

Trong đó, đến 30/9/2021, HDBank thực hiện giảm lãi suất và phí dịch vụ cho 12.710 khách hàng, với tổng dư nợ đã giảm là 40.744 tỷ đồng. Thông qua chính sách giảm lãi suất, HDBank đảm bảo cung ứng vốn vay với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp, góp phần duy trì chuỗi cung ứng các mặt hàng thiết yếu, sản phẩm xuất khẩu…

Cụ thể, HDBank ưu đãi giảm lãi suất cho vay cho khách hàng đang được cơ cấu nợ do dịch Covid-19 theo Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước và 2 văn bản sửa đổi, bổ sung là Thông tư 03 và Thông tư 14; khách hàng thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên; khách hàng thuộc địa bàn phong tỏa, giãn cách theo Chỉ thị 16.

Trong những tháng cuối năm 2021, HDBank tăng gói hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) lên 10.000 tỷ đồng. Gói hỗ trợ này được dành cho các khách hàng có nhu cầu vốn lưu động đáp ứng các điều kiện tín dụng chuẩn SME của HDBank với lãi suất giảm sâu, chỉ còn từ 6,2%/năm.

Trong đại dịch, việc khách hàng là các hộ kinh doanh, doanh nghiệp siêu nhỏ tiếp cận ngân hàng để cung cấp thông tin, chứng minh mức độ thiệt hại nhằm được hưởng hỗ trợ là không dễ dàng. Hiểu được điều đó, trong những tháng cuối năm 2021, HDBank triển khai chương trình “Chung tay tương trợ - Vững bền đi tới” với lãi suất chỉ từ 6%/năm. HDBank triển khai trên cả nước nhằm mang đến hỗ trợ tài chính kịp thời và tối ưu cho khách hàng.

“Đây là yếu tố chiếm tới khoảng 50% các khó khăn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp siêu nhỏ, do đó hỗ trợ được vấn đề này là ngân hàng đã phần nào giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực, cầm cự được qua đại dịch cũng như có điều kiện kinh doanh phục hồi ở giai đoạn mở cửa trở lại”, một doanh nghiệp cho biết.

Theo đại diện HDBank, để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp những ngày nới lỏng giãn cách và từng bước phục hồi sản xuất - kinh doanh trong tâm thế an toàn trước dịch bệnh, không đứt gãy tài chính, Ngân hàng tiếp tục triển khai các dịch vụ đi kèm thúc đẩy tín dụng đến khách hàng, như quản lý dòng tiền, cấp UPAS L/C thúc đẩy xuất nhập khẩu, thanh toán nhanh trên eBanking với gói giải pháp số toàn diện…

Đồng thời, với các sản phẩm trên nền tảng số, HDBank dành riêng gói tín dụng 5.000 tỷ đồng cho khách hàng vay online. Đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ, HDBank cũng đã triển khai nhiều gói tín dụng với lãi suất thấp. Cho đến nay, HDBank đã dành hơn 42.000 tỷ đồng tiếp sức khách hàng cá nhân và doanh nghiệp khôi phục và mở rộng sản xuất - kinh doanh sau đại dịch Covid-19.

Qua đó có thể thấy được rằng, sau nhiều tháng phải đóng cửa, ở nhà vì giãn cách xã hội, phòng dịch, các ngân hàng đang nỗ lực vừa tiếp vốn, vừa tiếp sức bằng công cụ của mình, tạo xung lực kép cho nền kinh tế bước vào bình thường mới.

Đáng chú ý, để tìm kiếm được nguồn vốn chi phí thấp hỗ trợ khách hàng, HDBank triển khai phát hành riêng lẻ 300 triệu USD trái phiếu quốc tế tăng vốn cấp 2.

Nguồn vốn mới sẽ giúp HDBank nâng cao hơn nữa tiềm lực tài chính cùng các chỉ tiêu an toàn vốn. Đồng thời, vốn huy động với chi phí thấp trên thị trường quốc tế sẽ bổ sung vào nguồn cho vay trung, dài hạn, đầu tư theo chiến lược phát triển 2021 - 2025.

Thùy Trang
Đặc san Doanh nghiệp niêm yết 2021

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục