Ngân hàng “giành giật” khách hàng cuối năm

(ĐTCK) Tuy mặt bằng lãi suất (cả huy động và cho vay) đã giảm so với trước đây, song trước áp lực chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, nhất là khi nhu cầu vốn của khách hàng trong mùa kinh doanh cao điểm cuối năm tăng cao, các nhà băng vẫn ra sức cạnh tranh hạ lãi suất để giành thị phần tín dụng và huy động vốn.
Tuy lãi suất chỉ cạnh tranh thời gian đầu nhưng vẫn là một lợi thế để chào mời, thu hút khách hàng Tuy lãi suất chỉ cạnh tranh thời gian đầu nhưng vẫn là một lợi thế để chào mời, thu hút khách hàng

Ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ -Thương mại Sơn Hà cho biết, lâu nay Công ty ông sử dụng vốn vay của Agribank, với mức lãi suất khoảng 9%/năm. Trong thời gian gần đây, không ít ngân hàng TMCP khác như ACB, MB, Sacombank tấp nập chào mời với mức lãi suất thấp hơn, chỉ 7-8%/năm.

Tuy nhiên, ông Sơn không thay đổi bởi ngay từ khi bắt đầu làm ăn đã sử dụng vốn vay của Agribank. Đồng thời, theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), kể từ đầu tháng 11/2015, lãi suất Agribank hỗ trợ vốn cho Công ty Sơn Hà sẽ được giảm xuống 7%/năm, do Công ty thuộc diện DN vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, ông Sơn cho rằng, lãi suất vay được Sacombank, MB, ACB chào ở mức 7-8%/năm chỉ áp dụng trong 3-4 tháng đầu, sau đó sẽ tăng lên ở mức cao để bù trừ.

Hiện nay, các NHTM đang “chạy đua” giành thị phần tín dụng cá nhân nên không chỉ có nhân viên chính thức chào mời vay vốn mà còn có cả hệ thống cộng tác viên tham gia nhằm gia tăng doanh thu và thị phần tín dụng. Trong đó, phải kể đến những ngân hàng cổ phần không có vốn nhà nước, có mạng lưới tương đối phủ rộng khắp các tỉnh thành như Sacombank, ACB, DongA Bank… 


Tình trạng cạnh tranh lãi suất dành cho khách hàng hiện nay không chỉ có ở phân khúc doanh nghiệp mà còn nóng hơn ở khối khách hàng cá nhân. Nhiều hình thức chào mời, tư vấn, giảm lãi suất, thậm chí về mức bằng 0%/năm được nhân viên tín dụng của các ngân hàng, công ty tài chính ra sức sử dụng.

Chẳng hạn, lãi suất bằng 0%/năm trong cho vay mua nhà ở dự án Mega Village tại Viet Capital Bank, hay tại Eximbank, lãi suất cho vay mua nhà áp dụng chỉ 7-8%/năm, nhưng chỉ trong vài tháng đầu…

Theo chị Nguyễn Hương, nhân viên tư vấn tín dụng của một ngân hàng, với các chương trình tín dụng ưu đãi, tuy lãi suất chỉ cạnh tranh thời gian đầu, nhưng đây vẫn là một trong những lợi thế để chào mời, thu hút khách hàng trong quá trình vay vốn. Đặc biệt với khách hàng cá nhân có cầu vốn.

Hiện nay, các NHTM đang “chạy đua” giành thị phần tín dụng cá nhân nên không chỉ có nhân viên chính thức chào mời vay vốn mà còn có cả hệ thống cộng tác viên tham gia nhằm gia tăng doanh thu và thị phần tín dụng. Trong đó, phải kể đến những ngân hàng cổ phần không có vốn nhà nước, có mạng lưới tương đối phủ rộng khắp các tỉnh thành như Sacombank, ACB, DongA Bank… Chính điều này đã khiến các NHTM có vốn nhà nước phải đau đầu trong việc cạnh tranh lãi suất để giữ chân khách hàng.

Phó giám đốc chi nhánh một NHTM có vốn nhà nước cho biết: “Tôi không hiểu vì sao các ngân hàng cổ phần quy mô vừa và nhỏ huy động với lãi suất 6,5-7%/năm, nhưng cho vay ra chỉ ở mức tương đương, thậm chí còn thấp hơn lãi suất huy động đầu vào. Trong khi đó, chúng tôi không thể cho vay dưới mức lãi suất huy động nên rất khó trong việc cạnh tranh cho vay. Tuy nhiên, nếu không thận trọng, khách hàng sẽ bị thiệt, vì lãi suất ưu đãi chỉ được áp dụng trong thời gian đầu, sau đó sẽ được nâng lên”.

Không chỉ cạnh tranh về lãi suất cho vay trong cuộc đua giành thị phần tín dụng, các NHTM cũng đang ra sức huy động vốn và lãi suất được xem là một trong những công cụ hữu hiệu nhất để cạnh tranh thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư. Lãi suất huy động của ngân hàng nhỏ luôn được áp dụng ở mức cao hơn nhà băng lớn, đồng thời còn có chính sách ưu đãi, khuyến mãi cộng thêm.

Trước hiện tượng này, TS Nguyễn Văn Thuận, Trưởng Khoa Tài chính - ngân hàng Trường Đại học Mở TP. HCM cho rằng, cạnh tranh về lãi suất là vấn đề không mới trong hoạt động của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, việc các nhà băng chạy đua về lãi suất (cả với huy động và cho vay) sẽ dễ dẫn đến rủi ro. Bởi với huy động tiết kiệm, các nhà băng đẩy lãi suất lên mức cao, với kỳ vọng thu hút tiền gửi khiến chi phí đội lên thì cho vay cũng phải tăng lãi suất. Như vậy, các nhà băng này sẽ rất khó có thể cân đối được chi phí đầu vào và đầu ra. Còn nếu giảm lãi suất cho vay ra khá mạnh thì không còn lợi nhuận, thậm chí chịu thua lỗ.

Thùy Vinh

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục