Nâng tỷ giá USD: Nhiều đối tượng được hưởng lợi

Ngân hàng Nhà nước sáng nay (11/2) quyết định nâng tỷ giá USD liên ngân hàng từ 18.932 đồng lên 20.693 đồng, tương đương với mức tăng hơn 9%. Đây là đợt phá giá VND mạnh nhất trong khoảng vài năm trở lại đây sau một thời kỳ dài tỷ giá USD chợ đen và tỷ giá USD niêm yết tại các ngân hàng có sự chênh lệch lớn.
Nâng tỷ giá USD: Nhiều đối tượng được hưởng lợi

>> Tăng tỷ giá và thông điệp của nhà điều hành

>> Giá USD tự do "tranh thủ" tăng lên 21.450 đồng

>> Giá USD chính thức lên mức tối đa 20.899 đồng

Theo quan điểm cá nhân của tôi, việc phá giá này có tác động tích cực tới nền kinh tế nói chung và các đối tượng trong nền kinh tế nói riêng.

Đối với những nhà xuất khẩu, những đơn vị thu được ngoại tệ từ việc bán sản phẩm hàng hóa trong nước mà không phải dùng ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu và máy móc thiết bị, những đơn vị này không thể rút USD mặt để bán ra thị trường chợ đen thì việc phá giá VND sẽ khuyến khích họ bán ngoại tệ cho ngân hàng thay vì găm giữ. Và điều này cũng làm tăng lợi nhuận của các đơn vị xuất khẩu.

Đối với các cá nhân và nhiều công ty nhập khẩu thì việc phá giá VND không ảnh hưởng nhiều. Vì trên thực tế, người dân và các doanh nghiệp nhập khẩu đang giao dịch USD với giá bằng giá trên thị trường chợ đen.

Đối với các nhà đầu tư chứng khoán nước ngoài: những nhà đầu tư nước ngoài muốn thông qua thị trường chứng khoán để thực hiện việc mua bán và sáp nhập thì đây là cơ hội tốt cho họ khi mà giá chứng khoán của nhiều công ty không tăng, với việc quy đổi tỷ giá cao hơn sẽ tạo điều kiện cho họ mua được nhiều cổ phiếu hơn. Còn đối với các nhà đầu tư lướt sóng thì họ cần phải xác định được xu hướng mất giá của VND, vì nếu trong tương lai, VND tiếp tục mất giá thì hoạt động chuyển tiền vào Việt Nam để đầu tư chứng khoán lướt sóng của họ có thể gặp bất lợi.

Đối với ngân hàng và thị trường ngoại hối nói chung sẽ bớt được sự căng thẳng do kém thanh khoản vì sự chênh lệch giữa tỷ giá USD chợ đen và tỷ giá USD niêm yết tại ngân hàng.

 

VND sẽ tiếp tục mất giá?

Theo tôi, việc VND tuy đã mất giá khá mạnh nhưng việc mất giá trong năm 2011 vẫn tiếp tục và có thể là năm mất giá mạnh nhất so với các năm khác, vì còn nhiều yếu tố tác động lên tỷ giá theo hướng bất lợi cho VND. Đó là tình trạng nhập siêu vẫn chưa thể giải quyết một sớm một chiều, lạm phát năm 2011 vẫn có xu hướng cao, tâm lý người dân vẫn đang có xu hướng găm giữ USD để bảo toàn vốn.

Nguyễn Hồng Hải, thành viên BoDF
Nguyễn Hồng Hải, thành viên BoDF