Xu thế tất yếu
Xuất hiện từ vài thập kỷ trở lại đây, việc ứng dụng năng lượng mặt trời trở thành xu hướng của thế giới. Bắt đầu từ Hoa Kỳ, Đức, Anh…, ứng dụng năng lượng mặt trời nhanh chóng lan rộng sang các nước châu Á.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam có tài nguyên điện mặt trời khá dồi dào với nguồn bức xạ nhiệt lớn. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này chưa được ứng dụng rộng rãi, hiện mới chiếm tỷ trọng dưới 1% tổng công suất của hệ thống điện quốc gia, trong khi, nhiệt điện than chiếm tới khoảng 35%. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống và môi trường tại Việt Nam.
Từ xu hướng chung này cũng như nhu cầu thực tiễn, thời gian vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã có những định hướng phát triển ngành năng lượng xanh.
Tại Hội thảo “Năng lượng xanh và phát triển kinh tế bền vững” diễn ra năm 2017, các chuyên gia cho rằng, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cao, song nguồn năng lượng lại phụ thuộc hoàn toàn vào nhiên liệu hóa thạch, không tái tạo, gây ô nhiễm môi trường và các nguồn nhiên liệu này đang dần cạn kiệt.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đã đưa ra nhận định, khuyến cáo trong vòng 10 năm nữa, sản lượng điện tại Việt Nam cần phải tăng hơn 3 lần so với hiện nay. Do đó, việc nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng xanh có khả năng tái tạo là một vấn đề cấp thiết của toàn xã hội nói chung và các đô thị lớn nói riêng.
Năng lượng xanh cho cộng đồng
Những năm gần đây, kiến trúc tiêu thụ cân bằng năng lượng trở thành yêu cầu bức thiết. Tuy nhiên, việc phải cân bằng giữa lợi nhuận và chi phí, giữa tính thẩm mỹ và công năng khi thiết kế xây dựng một công trình “xanh” thực sự đặt ra nhiều thách thức mà không phải nhà đầu tư nào cũng dám “dấn thân” vào thị trường tiềm năng này.
Là một nhà phát triển bất động sản hàng đầu trên thị trường Việt Nam với định hướng “xanh hóa” các dự án của mình, TTC Land đã kết hợp cùng TTC Energy (CTCP Năng lượng Thành Thành Công) cho ra đời những công trình điện mặt trời mái nhà có quy mô lớn, mà tiêu biểu là Khu đô thị Jamona City và Khu đô thị Jamona Golden Silk tại quận 7, TP.HCM.
Công trình nhà ở xã hội (NOXH) Jamona City, với vị trí vàng thuộc tâm điểm Nam Sài Gòn - một mặt tiếp giáp rạch Bà Bướm quanh năm xanh mát, lại được tận hưởng nguồn nắng gió trong lành từ sông Sài Gòn – đã trở thành mô hình nhà ở được trợ giá đầu tiên có môi trường sống chuẩn “xanh”.
Đại diện TTC Energy cho biết, công trình Jamona City sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời Sharp (Nhật Bản) có công suất lắp đặt 242 kWp, sản lượng điện hàng năm đạt 350.241 kWh. Đây là một giải pháp hữu hiệu giúp tiết kiệm khoảng 25% công suất điện năng cho cả 2 block, tương đương khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm.
Tương tự, tại Khu đô thị Jamona Golden Silk (đường Bùi Văn Ba, quận 7, TP/HCM), các tấm pin năng lượng mặt trời đảm bảo nguồn điện cho toàn bộ hệ thống điều hòa hoặc hệ thống chiếu sáng, máy bơm và các phụ tải khác của dãy nhà liên kế cũng như các căn biệt thự.
Hệ thống điện mặt trời đã tạo ra môi trường sống trong lành, góp phần giảm thiểu chi phí vận hành, tạo điều kiện cho người dân an tâm sinh sống với mức phí sinh hoạt phù hợp.
Việc thúc đẩy hợp tác cùng TTC Energy, cũng như định hướng triển khai lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự đầu tư và phát triển một khu phức hợp thông minh – xanh - sạch và hướng tới mục tiêu cân bằng năng lượng tại các khu đô thị, khu căn hộ do TTC Land phát triển.
Được biết, TTC Land sẽ tiếp tục triển khai ứng dụng điện mặt trời để tạo năng lượng sạch cho những dự án tiếp theo với mục tiêu mang đến những giá trị sống bền vững, thân thiện với môi trường cho cộng đồng.