Sự xao nhãng là kẻ thù lớn nhất
Không phải đến bây giờ vấn đề hiệu quả của nhân viên mới được đề cập tới, bởi lẽ trong một tổ chức, bộ máy lãnh đạo không phải là người trực tiếp tạo ra giá trị, mà chỉ là người vạch đường, chỉ lối, còn nhân viên mới là người mang lại giá trị trực tiếp cho doanh nghiệp.
Bởi thế, bất kỳ tổ chức nào cũng mong muốn nhân viên hoàn thành công việc với hiệu quả cao nhất, mang lại nhiều giá trị nhất cho mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, từ mong muốn đến thực tế không phải là hành trình dễ dàng khi có những người làm việc hăng say, không biết mệt mỏi nhưng lại cũng có những người uể oải, thiếu hứng thú, thờ ơ với công việc.
Số liệu thống kê từ Saratoga Institute cho thấy, 84% các công ty hiện nay không tận dụng được hết tiềm năng của nguồn nhân lực, bao gồm cả những tổ chức có tầm ảnh hưởng quy mô lớn trên thế giới như Google, Facebook, Apple... Với các doanh nghiệp Việt Nam, con số này thực tế cao hơn nhiều, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, các nền tảng công nghệ xâm nhập khiến bản thân con người dễ dàng trở nên xao nhãng hơn.
Bên cạnh đó, việc theo đuổi mục tiêu doanh thu, lợi nhuận, thị phần trong khi không chú trọng xây dựng mô hình đánh giá tốt về nhân viên cũng như không xây dựng văn hóa quản trị càng khiến cho hiệu quả của các nhân viên thấp hơn. Thực tế, qua khảo sát cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp không lớn được bởi vì một phần nhân viên thiếu sự tập trung, thiếu sự chủ động và thiếu sự nhất quán, hiểu biết về đường lối phát triển của doanh nghiệp.
Thống kê từ Corporate Strategy Research cách đây không lâu cho thấy, 50% hiệu suất của nhân viên bị lãng phí vào những việc không sinh lợi nhuận. Trong đó, điều đáng ngạc nhiên, ngay cả với các công ty thu nhập cao, phúc lợi xã hội tốt, tình hình này không khá hơn là mấy. Tất cả những điều đó dường như chỉ là sợi dây xích để giữ chân nhân viên chứ không phải là động cơ thúc đẩy họ làm việc tốt hơn.
Ngay cả những biện pháp "lên giây cót tinh thần" nho nhỏ như cho phép nhân viên tự do sử dụng xe của công ty vào những ngày cuối tuần hay thết đãi nhân viên bánh pizza vào mỗi chiều thứ Sáu cũng không thể tạo ra động lực làm việc cho nhân viên. Những biện pháp này chỉ có tác dụng làm cho nhân viên cảm thấy phần nào hài lòng về nơi họ làm việc.
Trong lĩnh vực bất động sản hay cụ thể hơn là môi giới bất động sản, việc hiệu suất nhân viên hoạt động thấp còn được thể hiện rõ ràng hơn. Việc tập trung vào dự án theo thời vụ dẫn đến việc chuyển việc của nhân viên kinh doanh bất động sản diễn ra một cách thường xuyên.
Rất ít doanh nghiệp xây dựng được một văn hóa xuyên suốt hay một động lực đủ lớn để nhân viên có thể cố gắng bám trụ, phấn đấu và trung thành với nghề với doanh nghiệp. Sự xao nhãng với các nhân viên kinh doanh bất động sản cũng rõ ràng hơn khi hoạt động bên ngoài với "sợi dây" kết nối, chủ yếu qua điện thoại, email báo cáo…
Làm thế nào để tạo động cơ làm việc cho nhân viên?
Một điều rõ ràng, tạo động lực tốt sẽ giúp nhân viên có tinh thần, thái độ và hành vi tích cực trong mọi hoạt động của tổ chức. Biểu hiện rõ nhất về mức độ thay đổi hành vi và thái độ của nhân viên gồm ý thức chấp hành kỷ luật, mức độ gắn bó với tổ chức và sự hài lòng của họ, dẫn đến chất lượng cũng như hiệu quả của công việc.
Để tạo động lực, trước hết mỗi doanh nghiệp phải xác định nhu cầu của nhân viên, biết được họ mong muốn điều gì, từ đó lựa chọn các phương pháp phù hợp để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đó. Dữ liệu của cuộc khảo sát giúp các nhà quản trị nắm bắt được thái độ và ý kiến của nhân viên để đưa ra những quyết định điều hành hợp lý cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến sự không hài lòng của họ.
Ảnh: shutterstock
Bạn đã từng tự hỏi tại sao người khác không có động cơ làm việc như bạn chưa? Xét cho cùng, bạn không hề yêu cầu họ đi làm sớm 2 giờ hay về muộn hơn 2 giờ, mà tất cả những gì bạn muốn ở họ làm là cung cấp thêm dịch vụ cho khách hàng, mỉm cười với khách hàng thay vì cau có và đừng kêu ca quá nhiều. Bạn không hiểu tại sao bạn dành cho nhân viên chế độ đãi ngộ lý tưởng, mà họ vẫn chỉ làm việc cầm chừng.
Những cách thức trên đây không làm tăng động cơ làm việc của nhân viên, bởi vì chúng không trực tiếp gắn liền với việc gia tăng hiệu quả hoạt động. Một nhân viên có tinh thần tốt chưa hẳn là một nhân viên có động lực làm việc tốt. Chẳng hạn, một nhân viên dành một hoặc hai giờ mỗi ngày cho các công tác xã hội có thể có tinh thần rất tốt, nhưng lại có mức năng suất làm việc thấp nhất so với bất kỳ nhân viên nào trong cùng bộ phận.
Nếu vậy thì cái gì sẽ tạo ra động cơ làm việc cho nhân viên? Trước khi trả lời câu hỏi đó, bạn hãy trả lời câu hỏi sau đây: Để tạo động cơ thúc đẩy nhân viên làm việc, bạn sẽ thay đổi bản thân nhân viên hay bộ phận nơi nhân viên làm việc?
Như bạn biết, nhân viên nói chung có động cơ làm việc một cách tự nhiên. Động cơ này bắt nguồn từ một thực tế là mọi người đều mong muốn được khẳng định bản thân, được thành đạt, được tự chủ và có thẩm quyền đối với công việc của mình, cũng như muốn có thu nhập đảm bảo cuộc sống cá nhân sung túc.
Tất cả những gì mà bạn cần làm là khai thác khả năng bẩm sinh của họ, điều mà bạn có thể thực hiện dễ dàng mà không tốn một xu nào. Bước đầu tiên là bạn phải loại trừ những hoạt động tiêu cực có thể triệt tiêu động cơ làm việc tự nhiên của họ. Bước thứ hai là phát triển những yếu tố thực sự có thể thúc đẩy tất cả nhân viên làm việc. Bằng cách đó, bạn sẽ tận dụng được động cơ thúc đẩy làm việc tự nhiên của nhân viên.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, sự gắn kết giữa các nhân viên giúp tăng tới 43% năng suất cá nhân. Do đó, để tạo động lực cho nhân viên, trước tiên phải đặt mình vào góc nhìn của một nhân viên khi đồng nghiệp hay cấp trên của họ không muốn giao tiếp, nói chuyện với họ. Dù là xã giao hay thân thiết đi chăng nữa, sự từ chối này thật sự khó có thể chấp nhận được. Điều này hẳn sẽ làm cho người nhân viên cảm thấy mệt mỏi và luôn phải nghĩ ngợi, tìm hiểu lý do tại sao mình lại bị ‘cho ra rìa’. Lâu dần, nó trở thành một sự xao nhãng tệ hại.
Để tránh mối nguy hại này thực sự không khó. Hãy coi nhân viên và những người đồng cấp của bạn là một gia đình. Bảo vệ, quan tâm, hỏi han công việc của họ. Và quan trọng hơn, không chỉ nhà quản lý là người duy nhất làm việc này, mà hãy khuyến khích mọi nhân viên trong công hành xử với đồng nghiệp của mình như người trong một nhà.
Bên cạnh đó, công bằng là thứ mà mọi người ai cũng mong muốn không chỉ trong đời sống cá nhân, gia đình mà còn là trong công việc của họ. Thiếu công bằng, minh bạch trong công việc không chỉ tác động tiêu cực với hiệu suất công việc nói chung của công ty mà còn ít nhiều ảnh hưởng xấu đến tinh thần của cá nhân bị nhìn nhận không đúng với công sức thực tế mà họ đóng góp.
Những cá nhân tin tưởng rằng nhà lãnh đạo của họ quan tâm đến họ như là một tổng thể lớn thay vì từng nhân viên một thì năng suất hơn, hài lòng hơn và quan trọng là mãn nguyên hơn. Một khi nhân viên hài lòng thì khách hàng hài lòng và từ đó doanh thu hình thành.
Sự bất công không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân mà nó còn chia rẽ nội bộ của một công ty hay một phòng, ban. Mọi hoạt động, đường đi, nước bước của mọi người trong tổ chức ngày nay đều được theo dõi một cách nghiêm ngặt nhất cho dù bạn là lãnh đạo, nhà quản lý hay những người giám sát, hãy quản lý và điều hướng nhân viên của mình của bạn hợp lý và như thế công việc của bạn và từng nhân viên sẽ dễ dàng hơn, đừng vì một vài cá nhân mà ảnh hưởng tới tập thể, gây ra sự trì trệ trong công việc.
Trong nhiều trường hợp, chỉ bạn quản lý công việc của tổ chức là không đủ, chính vì vậy bạn cần tới những cá nhân khác như phó giám đốc hay các trưởng dự án để theo dõi công việc của từng nhân viên từ đó đưa được ra hướng giải quyết giúp cho năng suất lao động tập thể tăng lên.
Tuy nhiên, không phải khi nào việc báo cáo theo từng cấp có hiệu quả do một vài nguyên nhân như lãng phí thời gian cho quá nhiều cuộc họp, quá nhiều nhân viên/công việc để báo cáo, thiếu sót trong cách nhìn nhận vấn đề của từng người thì công cụ/tiện ích công nghệ sẽ giúp đỡ bạn trong khoản này.
Một số ứng dụng có thể theo dõi công việc của nhân viên như bộ Google Suite của Alphabet bằng Lịch hay Drive…, tuy nhiên bộ công cụ này lại không thể giúp bạn tổng hợp và đánh giá trực tiếp công việc của từng người.
Cuối cùng, phần thưởng và những lời khen chính là “điểm yếu” của nhân viên. Khi bạn nhận ra và đánh giá đúng sự hiệu quả công việc của một nhân viên, đó chính là cách tốt nhất để tăng hiểu quả công việc của người đó. Hơn nữa, sự công nhận không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý của nhân viên này, mà còn tạo nên một tấm gương làm cho các nhân viên khác có động lực đê cạnh tranh trong công việc.
Nâng cao năng suất luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp, và họ không ngừng tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề này. Vậy lợi ích của việc nâng cao, cải thiện hiệu suất lao động là gì? Vì sao nó trở nên cấp bách đối với các tổ chức, doanh nghiệp? Người lãnh đạo, quản lý có thể làm gì để tác động tích cực vào việc cải thiện hiệu quả lao động của nhân viên?
Những câu hỏi trên sẽ là nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo sắp tới của King Broker Việt Nam.
Liên hệ để biết thêm chi tiết.
Hotline: 086888000
Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com