Nguyên nhân lợi nhuận giảm do Nam Long giảm lợi nhuận bất thường từ 137,7 tỷ đồng trong quý I/2019 xuống chỉ còn 11,4 tỷ đồng trong quý I/2020.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh cốt lõi vẫn tăng trưởng mạnh với lợi nhuận gộp ghi nhận 156,6 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính đạt hơn 81 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 64,1% và 861% so với cùng kỳ
Bên cạnh đó, biên lợi nhuận gộp và lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính đều cải thiện đáng kể, tăng từ 28,78% lên mức 37,7% và từ 2,54% lên mức 19,51% so sánh cùng kỳ.
Theo thuyết minh cơ cấu doanh thu, lĩnh cung cấp dịch vụ ghi nhận doanh thu 178 tỷ đồng, tăng trưởng 479%; lĩnh vực xây dựng ghi nhận 54,5 tỷ đồng, tăng 21,5 lần; lĩnh vực chuyển nhượng dự án ghi nhận 35,7 tỷ đồng, tăng 3,7%. Ngược lại đà tăng của các lĩnh vực trên, mảng bán đất, nhà phố, biệt thự ghi nhận mức giảm 142 tỷ đồng doanh thu.
Đáng chú ý trong báo cáo quý I/2020 của NLG, tính tới 31/3/2020, Công ty đang có của để dành là người mua trả tiền trước 1.457,9 tỷ đồng, tăng 10,3% so với đầu kỳ và chiếm 13,3% tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nam Long có thuyết minh đây là khoản ứng trước từ khách hàng có nhu cầu mua căn hộ, nhà phố, biệt thự và đất nhưng chưa nhận bàn giao tại ngày lập báo cáo. Ngoài ra, Công ty còn có 104,4 tỷ đồng ký quỹ thuê văn phòng, thuê nhà dài hạn khác.
Gần đây, Nam Long cũng công bố kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu thuần 1.520 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 822 tỷ đồng. Tỷ lệ chia cổ tức năm 2020 dự kiến 10% bằng tiền mặt và 5% bằng cổ phiếu.
Kể từ đầu tháng 4 tới nay, sau khi chạm đáy 18.300 đồng/cp, cổ phiếu NLG đã bật tăng gần 18% lên mức 21.550 đồng/cp với thanh khoản ngày một cải thiện.