Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) cho biết, tháng 7 là tháng nóng thứ hai trong chuỗi kỷ lục tính từ năm 1940, chỉ mát hơn một chút so với tháng 7/2023.
Từ tháng 6/2023 đến tháng 6/2024, mỗi tháng đều phá vỡ kỷ lục nhiệt độ vào thời điểm đó trong năm.
"Chuỗi các tháng phá kỷ lục đã kết thúc, nhưng chỉ trong gang tấc", Samantha Burgess, phó giám đốc C3S cho biết.
Tháng trước, nhiệt độ trung bình toàn cầu là 16,91 độ C, chỉ thấp hơn 0,04 độ C so với tháng 7/2023.
Nhưng "bối cảnh chung không thay đổi, khí hậu của chúng ta vẫn tiếp tục ấm lên… Những tác động tàn phá của biến đổi khí hậu bắt đầu từ trước năm 2023 và sẽ tiếp tục cho đến khi lượng khí thải nhà kính toàn cầu đạt mức bằng 0", bà Samantha Burgess cho biết.
Từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, nhiệt độ toàn cầu cao hơn 0,7 độ C so với mức trung bình trong giai đoạn 1991-2020.
Sự bất thường này sẽ cần phải giảm đáng kể trong phần còn lại của năm nay để năm 2024 không nóng hơn năm 2023 - "khiến khả năng năm 2024 trở thành năm nóng nhất trong lịch sử ngày càng cao", báo cáo của C3S cho biết.
Tháng 7/2024 đã ấm hơn 1,48 độ C so với nhiệt độ trung bình ước tính trong tháng trong giai đoạn 1850-1900, trước khi thế giới bắt đầu đốt nhiên liệu hóa thạch nhanh chóng.
Trái đất đã trải qua hai ngày nóng nhất trong lịch sử với nhiệt độ trung bình toàn cầu gần như bằng nhau vào ngày 22 và 23 tháng 7, đạt 17,6 độ C.
Địa Trung Hải đã bị ảnh hưởng bởi một đợt nắng nóng mà các nhà khoa học cho biết sẽ "gần như không thể" nếu không có sự nóng lên toàn cầu khi Trung Quốc và Nhật Bản ghi nhận tháng 7 nóng nhất trong lịch sử.
Lượng mưa phá kỷ lục đã tấn công Pakistan, cháy rừng tàn phá các tiểu bang phía Tây của Mỹ và Bão Beryl để lại dấu vết tàn phá khi nó quét qua vùng Caribe đến phía Đông Nam nước Mỹ.
Nhiệt độ của các đại dương - nơi hấp thụ 90% lượng nhiệt dư thừa do hoạt động của con người gây ra - cũng là nhiệt độ ấm thứ hai trong lịch sử trong tháng 7.
Nhiệt độ bề mặt biển trung bình là 20,88 độ C vào tháng trước, chỉ thấp hơn 0,01 độ C so với tháng 7/2023. Điều này đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn 15 tháng kỷ lục về nhiệt độ giảm mạnh của các đại dương.
Tuy nhiên, các nhà khoa học của C3S lưu ý rằng, "nhiệt độ không khí trên đại dương vẫn cao bất thường ở nhiều khu vực", mặc dù có sự thay đổi từ hiện tượng thời tiết El Nino góp phần thúc đẩy nhiệt độ toàn cầu tăng đột biến sang hiện tượng thời tiết La Nina có tác dụng làm mát.