Năm 2021, Techcombank dẫn đầu toàn ngành ngân hàng về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Trong bối cảnh nhiều thách thức của năm 2021, ngân hàng Techcombank vẫn về đích ấn tượng, đạt kỷ lục hơn 1 tỷ USD lợi nhuận trước thuế
Năm 2021, Techcombank dẫn đầu toàn ngành ngân hàng về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn

Theo đó, tính đến ngày 31/12/2021, tổng tài sản ngân hàng Techcombank đạt 568,8 nghìn tỷ đồng tại ngày 31 tháng 12 năm 2021, tăng 29,4% so với cuối năm 2020.

Tổng thu nhập hoạt động năm 2021 tăng 35,4% so với cùng kỳ năm trước, lên 37,1 nghìn tỷ đồng.

Thu nhập từ lãi đạt 26,7 nghìn tỷ đồng, tăng 42,4% so với cùng kỳ năm trước, dẫn dắt bởi biên lãi thuần (NIM - tính trên 12 tháng gần nhất) đạt 5,6% (so với mức 4,9% của năm 2020).

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 42,4%, đạt 7,8 nghìn tỷ đồng với sự đóng góp từ tất cả các loại phí chủ chốt.

Thu phí từ dịch vụ ngân hàng đầu tư (IB), cấu phần lớn nhất trong thu nhập từ hoạt động dịch vụ, đạt 3,6 nghìn tỷ và tăng trưởng 32,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Phí từ hoạt động phân phối trái phiếu tăng 57,4% và phí từ các dịch vụ IB khác tăng 66,7% trong năm 2021, do công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (Techcom Securities) tiếp tục cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ mới để phục vụ với tập khách hàng lớn hơn (tăng 30%).

Phí dịch vụ bảo hiểm vẫn tiếp tục tăng 88,4% trong năm 2021, nâng mức phí này lên 1,6 nghìn tỷ đồng. Doanh thu khai thác mới (APE) trong quý 4 tăng 39,5% so với cùng kỳ năm ngoái, và tăng 104,5% so với quý 3, sau khi các biện pháp giãn cách xã hội dần được nới lỏng, và nhờ đẩy mạnh mối quan hệ đối tác giữa Techcombank và Manulife Việt Nam.

Chi phí hoạt động tăng 24,6% so với cùng kỳ, đạt 11,2 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 30,1%. Các khoản đầu tư vào công nghệ và chi phí marketing bắt đầu tăng trở lại khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, đồng thời tập khách hàng của cả Techcombank và TCBS đều tăng.

Chi phí dự phòng ở mức 2,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước, do ngân hàng chủ động trích trước đầy đủ dự phòng cho các khoản vay tái cơ cấu vào cuối năm 2021, thay vì phân bổ trong 3 năm với mức yêu cầu tối thiểu bắt buộc là 30% cho năm đầu.

Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng cuối năm 2021 đạt 388,3 nghìn tỷ đồng, tăng 22,1% so với cuối năm 2020, theo đúng hạn mức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp.

Tăng trưởng dư nợ tín dụng được dẫn dắt bởi sự gia tăng của dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 161,7 nghìn tỷ đồng.

Dư nợ tín dụng cấp cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng doanh nghiệp lớn (bao gồm cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) tăng 16,6% so với cuối năm 2020, đạt 248.5 nghìn tỷ đồng.

Tổng tiền gửi tại ngày 31 tháng 12 năm 2021 là 314,8 nghìn tỷ đồng, tăng 13,4% so với cuối năm ngoái. Các nguồn huy động vốn khác như khoản vay hợp vốn và giấy tờ có giá tăng trưởng lành mạnh, lần lượt đạt 27,3 nghìn tỷ đồng (tăng 136,6% so với 2020) và 33,7 nghìn tỷ đồng (tăng 20,7% so với 2020).

Tỷ lệ CASA đạt 50,5% tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2021 với số dư CASA đạt 158,9 nghìn tỷ đồng, chủ yếu do CASA từ khách hàng cá nhân tăng 30,8% so với cuối năm ngoái.

Tiền gửi có kỳ hạn đạt 155,9 nghìn tỷ đồng, tăng 4,3% so với cuối năm 2020, do ngân hàng đã tối ưu hóa cấu trúc vốn và bảng cân đối.

Thanh khoản tiếp tục được duy trì dồi dào với tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi (LDR4) đạt 75,0%. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn ở mức 28,8% tại cuối quý 4 năm 2021, giảm mạnh so với mức 32,6% cuối quý III.

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II đạt 15,0% cuối năm 2021, cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu 8,0% của trụ cột I, Basel II.

Nhờ chiến lược quản trị tốt, Techcombank đã vượt qua những bất ổn của nền kinh tế gây ra bởi đại dịch Covid-19, tỷ lệ nợ xấu cuối quý 4 năm 2021 ở mức 0,7% với tỷ lệ bao phủ nợ xấu lành mạnh, 162,9%.

Nợ tái cơ cấu theo chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 là 1,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 0,5% tổng dư nợ, thấp hơn mức 2,8 nghìn tỷ đồng ở cuối quý 3 năm 2021.

Cùng với đó, trong năm 2021, Techcombank đã thu hút thêm khoảng 1,2 triệu khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng lên 9,6 triệu. Khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân năm 2021 lần lượt đạt 652 triệu giao dịch (tăng 70,0% so với cùng kỳ năm ngoái) và 9,1 triệu tỷ đồng (tăng 80,5% so với cùng kỳ năm ngoái).

Quá trình chuyển đổi và đầu tư vào công nghệ số gắt hái được thành tựu với việc ra mắt ứng dụng Techcombank Mobile đi kèm các tính năng và trải nghiệm mới như: thanh toán và chuyển tiền bằng mã QR cá nhân hoặc số điện thoại, quản lý danh mục đầu tư và tiết kiệm cùng TCBS, cá nhân hóa bằng tính năng Biểu đồ thanh toán (Money tracker) và Ngày nhận lương (Payday saver)...

Ngoài ra, kể từ khi đại dịch bắt đầu, khoảng 11,8 nghìn tỷ dư nợ đã được Ngân hàng tái cơ cấu cho khách hàng. Để hỗ trợ các cá nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19, Techcombank đã chi công tác xã hội khoảng 400 tỷ đồng, bao gồm ủng hộ quỹ vắc-xin, trang thiết bị y tế, đóng góp xây dựng bệnh viện điều trị COVID-19 cũng như hỗ trợ trực tiếp tới các bệnh nhân và gia đình.

Đặng Khôi

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục