Theo đó, tại ngày 31/12/2020, tiền và các khoản tương đương tiền là 141,7 tỷ đồng (tăng 40% so với đầu năm), trong đó tiền mặt là 51,7 tỷ đồng (tăng 67% so với đầu năm), các khoản tương đương tiền là 90 tỷ đồng (tăng 27%).
Quý IV/2020, HRT đạt doanh thu 469,1 tỷ đồng, giảm 21,7% so với con số 599,4 tỷ đồng của quý IV/2019. Lợi nhuận trước thuế âm 54,9 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 12,56 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2020 HRT đạt doanh thu 1.944 tỷ đồng, giảm 24,2% so với con số 2.563 tỷ đồng của năm 2019, lợi nhuận sau thuế âm 194,9 tỷ đồng, trong khi năm 2019 lãi 13,8 tỷ đồng.
Theo văn bản giải trình, HRT cho biết nguyên nhân chủ yếu do dịch Covid-19 làm giảm doanh thu vận tải hành khách, ngoài ra chi trợ cấp thôi việc năm 2020 cũng tăng 4,2 tỷ đồng so với 2019.
Bên cạnh đó, một số chi phí năm 2020 lại tăng so với 2019, ví dụ như chi phí khấu hao tài sản cố định tăng 10,6 tỷ đồng (do năm 2020 nhu cầu vận tải giảm nhưng HRT lại triển khai dự án nâng cấp cải tạo 45 toa xe khách), chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định tăng 574 triệu đồng, chi phí sửa chữa nhỏ Toa xe tăng 2 tỷ đồng…
HRT tổ chức chạy tàu trên các tuyến Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Ðồng Ðăng, Hà Nội - Lào Cai… và tuyến Ðường sắt Thống Nhất.
Công ty cổ phần hóa năm 2015 với vốn điều lệ hơn 800 tỷ đồng, cổ đông lớn nhất nắm giữ 91,6% cổ phần là Tổng công ty Ðường sắt Việt Nam. Từ sau cổ phần hóa, hiệu quả hoạt động kinh doanh của HRT rất ì ạch, doanh thu hàng nghìn tỷ đồng nhưng lợi nhuận thấp, không chia cổ nhiều năm nay.
Theo kế hoạch năm 2020, HRT đặt mục tiêu doanh thu 1.636 tỷ đồng, lỗ 335 triệu đồng. Năm 2020, HRT dự kiến triển khai 18 danh mục dự án đề nghị đầu tư mới với tổng mức đầu tư hơn 345 tỷ đồng.
Sau cổ phần hóa, HRT sử dụng và quản lý 17 lô đất ở nhiều vị trí đặc địa như số 130 Lê Duẩn, số 2A Khâm Thiên…