Năm 2018, VNM tiếp tục chia cổ tức 50% bằng tiền mặt

(ĐTCK) Phấn khởi về mức chia cổ tức và kết quả kinh doanh vẫn ổn định trong bối cảnh thị trường khó khăn cạnh tranh khốc liệt, tại ĐHCĐ năm 2018 một cố đông  của VNM đã chia sẻ , rất cảm ơn ban điều hành đã luôn điều hành tốt để cổ đông không những được chia cổ tức cao, cổ phiếu cũng tăng vù vù mà năm lại còn sắp được chia thêm cổ phiếu thưởng…..Cổ đông này cũng mong Ban giám đốc có sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo công ty tăng trưởng phát triển.
Vinamilk đặt mục tiêu doanh số  phấn đấu đến năm 2021 là 80.000 tỷ đồng, tương đương 3,3 tỷ USD. Vinamilk đặt mục tiêu doanh số phấn đấu đến năm 2021 là 80.000 tỷ đồng, tương đương 3,3 tỷ USD.

Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) của Công ty cổ phần Sữa Vinamilk (VNM) vừa thông qua  11 vấn đề  do HĐQT trình, trong đó có các kế hoạch quan trọng như: Doanh thu năm 2018 dự kiến đạt 55.500 tỷ đồng tăng hơn năm 2017, tăng 8,5%; lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 12.800 tỷ đồng, tăng hơn năm 2017 4,7%, lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 10.752 tỷ đồng tăng 4,6% so với năm 2017...  

Mục tiêu doanh số  phấn đấu đến năm 2021 là 80.000 tỷ đồng, tương đương 3,3 tỷ USD.

Đáng chú ý là mức cổ tức năm 2018 khá cao bằng tiền mặt, tối thiểu 50% lợi nhuận sau thuế. Tạm ứng đợt 1 năm 2018 dự kiến 2.000 đồng/cổ phần, thực hiện vào quý 3/2018; đợt 2 năm 2018  dự kiến tháng 5 – 6 năm 2019.

Ngoài ra, ĐHCĐ Vinamilk cũng phê duyệt nâng tổng số thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017 – 2021 từ 9 thành viên lên 11 thành viên;  phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ phát hành 5:1, dự kiến ngày đăng ký cuối cùng để nhận cổ phiếu thưởng là trong quý 3 năm 2018).

2017, xuất khẩu trực tiếp sản phẩm tới 35 thị trường

Tại Đại hội, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc VNM cho biết, thời gian qua HĐQT đã phê duyệt một số quyết định: Mở rộng mạng lưới phân phối, marketing có trọng tâm; phát triển sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường (organic); phát triển hệ thống trang trại; đầu tư nâng công suất nhà máy, thực hiện các thương vụ M&A và tăng vốn sở hữu ở các công ty liên kết, công ty con nhằm tăng tính bền vững của chuỗi giá trị.

Tổng mức đầu tư thực hiện đạt hơn 5.800 tỷ đồng (đạt 40% so với số kế hoạch 05 năm).

Cũng theo bà Liên, năm 2017 là một năm đầy thử thách khi bối cảnh thị trường trong và ngoài nước có nhiều biến động. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, giá nguyên vật liệu tăng cao, tình hình xuất khẩu có phần giảm sút do bị tác động bởi tình hình bất ổn chính trị ở Trung Đông và thế giới…

Trước bối cảnh đó, Ban Điều hành đã bám sát chỉ đạo và Kế hoạch kinh doanh của HĐQT, và đã có những thay đổi kịp thời, linh hoạt trong chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược thị trường kinh doanh, nhanh chóng xây dựng mạng lưới phân phối phù hợp hơn, chuyển hóa các nguồn lực thành những kênh bán hàng hiệu quả hơn trong phân khúc nội địa,… nhằm đưa hoạt động sản xuất kinh doanh về đúng quỹ đạo và cuối cùng là hoàn thành tất cả các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận và tăng trưởng thị phần do HĐQT và ĐHĐCĐ đã đề ra trong năm 2017.

Cụ thể, Vinamilk đã đạt 100,3% về chỉ tiêu doanh thu hợp nhất (trong đó, doanh thu nội địa tăng 13,6% và xuất khẩu giảm 23%) và đạt 105,6% về chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế hợp nhất, thị phần toàn ngành sữa tăng thêm 2% so với chỉ tiêu là tăng 1% và vẫn tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường ngành sữa toàn quốc.

Năm 2017, hoạt động kinh doanh quốc tế của VNM đánh dấu bước chuyển từ mô hình xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang các hình thức hợp tác sâu với các đối tác phân phối tại các thị trường trọng điểm mới, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường truyền thống. 

4 thị trường mới mở trong năm 2017 là New Zealand, Brunei, Madagascar và Yemen.

Tổng cộng, VNM  đã xuất khẩu trực tiếp đến 35 thị trường chỉ riêng trong năm 2017 với trọng tâm tại các thị trường mới tại Châu Phi và các nước Đông Nam Á bên cạnh thị trường truyền thống tại khu vực Trung Đông.

Thận trọng 2018 

Trả lời chất vấn của các cổ đông về chỉ tiêu lợi nhuận năm 2018 khá thận trọng và thấp hơn nhiều so với các ngành hàng khác bà Mai Kiều Liên cho biết: "Để kế hoạch ổn định và để cho phân khúc xuất khẩu và nội địa có động lực nhưng cũng không quá áp lực nên chúng tôi đã cân nhắc mới đưa ra chỉ số kinh doanh ở mức tối thiểu như vậy nhưng sẽ cố gắng hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra".

“Chúng tôi vẫn chưa tự tin về kế hoạch xuất khẩu vì thị trường vẫn khó lường. Doanh thu xuất khẩu năm 2017 giảm, doanh thu xuất khẩu quý 1/2018 cũng giảm và tình hình xuất khẩu cũng vẫn còn khó dự đoán”, bà Liên nhấn mạnh.

Về thị phần, thị phần mặt hàng sữa hiện tại của VNM là 58%, dự tính mỗi năm sẽ tăng 1%, riêng 2017 đã tăng 2%, VNM cố gắng trong kế hoạch tăng trên 60% thị phần. 

Ngoài ra, các sản phẩm khác mới cho ra thị trường cũng đã được khách hàng đón nhận như các loại sữa hạt…

“Năm nay chúng tôi cũng đang nghiên cứu để đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới như các dòng sản phẩm ít đường có lợi cho sức khỏe và các sản phẩm sữa oganic”, bà Liên tiết lộ.

Theo bà Liên, dòng sữa oganic của VNM chính thức ra mắt thị trường từ 2017 đến nay đã được 1 năm và nguyên liệu không có đủ hàng để bán, VNM  sẽ ưu tiên phát triển trang trại Thanh Hóa mới khánh thành giai đoạn 1.

Trang trại oganic sẽ tiếp tục mở rộng ở Đà Lạt và tăng lượng đàn bò để tăng sản lượng và phát triển 1 trang trại ở Cần Thơ kết hợp với Nông trường Sông Hậu phục vụ khách hàng ở miền Tây.

"Hiện VNM cũng đang tìm chỗ nữa có thể trong hoặc ngoài nước để xây dựng thêm 1 trang trại nữa. Tới đây sẽ mua sữa oganic để sản xuất. Hy vọng 1 -2 năm nữa sẽ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng vì thực tế nhu cầu về sữa oganic đang tăng trưởng nhanh hơn mức dự đoán", bà Liên nói.

Bà Liên cũng cho biết thêm, VNM rất vui mừng đón thêm cổ đông mới là Tập đoàn Jardine Matheson Limited một công ty  đa quốc gia có cơ sở kinhn doanh ở nhiều nước châu Á.  Dù “gia nhập” VNM một thời gian ngắn nhưng cổ đông này cũng có rất nhiều ý tưởng để hỗ trợ VNM. Jardine Matheson Limited đã  giới nhiều đối tác để VNM có thể hợp tác ở nước ngoài đẻ chúng ta có thể xuất khẩu các mặt hàng.

"Dũng cảm thay đổi"

Trong khi đó, trả lời chất vấn của một cổ đông khác về chi phí tăng thêm cho HĐQT được tính toán như nào? Bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch HĐQT của VNM cho biết, chi phí đề xuất này dựa trên cơ sở mức chi phí và thù lao đã được ĐHCĐ 2017 thông qua.

"Tăng vì số lượng người tăng chứ mức chi không tăng thêm và trong năm 2018 HDĐCĐ thông qua mức như nào thì HĐQT chi như vậy", bà Tâm nói.

Về kế hoạch phát hành cổ phiếu thưởng cho cán bộ công nhân viên và kế thoái vốn của SCIC, đại diện VNM và SCIC cho biết đã trình cơ quan chức năng và sẽ có thông tin công bố công khai khi có câu trả lời.

Cũng theo bà Lê Thị Băng Tâm, năm 2018, dự kiến tình hình cạnh tranh sẽ tiếp tục trở nên khó khăn hơn cùng với những biến động khó lường về kinh tế, chính trị - xã hội trong và ngoài nước. Riêng ngành sản xuất và kinh doanh sữa, giá một số nguyên liệu chính tiếp tục biến động, có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng duy trì tỉ suất lợi nhuận.

Đứng trước những thách thức này, HĐQT VNM luôn chú trọng việc giữ vững và phát huy giá trị văn hóa Công ty, vừa giữ gìn thương hiệu trong sạch, bền vững, vừa dám thay đổi để phát triển mạnh mẽ, dẫn dắt VNM  tiếp tục vững bước trên con đường phát triển của mình để đạt được những mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch 05 năm 2017 – 2021.

Để chuẩn bị cho giai đoạn này, HĐQT đã sát cánh cùng Ban Điều hành trong việc xây dựng mục tiêu chiến lược và kế hoạch kinh doanh cho năm 2018 với các nội dung chính: Cam kết đầu tư mạnh mẽ để tăng trưởng và trở thành Công ty có mức tạo ra giá trị cao; Gia tăng sự hiện diện và hiệu quả hoạt động kinh doanh ở thị trường quốc tế; Quyết tâm chinh phục mục tiêu mới và thực hiện chủ đề văn hóa doanh nghiệp Vinamilk năm 2018 với tinh thần “Dũng Cảm Thay Đổi” trong cả tư duy và hành động để đưa Vinamilk tăng tốc và tiếp tục dẫn đầu.

Ngọc Lan

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục