Riêng trường hợp VNM, SCIC sẽ bán vốn theo chỉ đạo của Chính phủ và không được đưa vào kế hoạch bán vốn 2018.
Trong danh sách bán vốn năm nay có nhiều doanh nghiệp lớn đang niêm yết cổ phiếu trên sàn, chẳng hạn 3% vốn Tập đoàn Bảo Việt, 57% vốn tại Tổng công ty Vinaconex, 25% vốn tại Tổng công ty Thăng Long, 37% cổ phần Nhựa Tiền Phong, 47% cổ phần Khoáng sản Hà Giang, 6% cổ phần FPT…
Rất nhiều doanh nghiệp SCIC sẽ thoái vốn trên 51% như CTCP Hạ tầng và bất động sản Việt Nam (48%), CTCP Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Thái Nguyên (99%), 88% Tổng công ty cổ phần Điện tử và tin học…
Năm 2018, SCIC đặt mục tiêu thời gian thoái vốn triển khai trong 10 tuần từ lúc thuê tư vấn độc lập, công bố thông tin ra thị trường cho đến lúc thanh toán, chuyển giao. SCIC sẽ bán vốn theo giá thị trường và không bán dưới thị giá đang giao dịch trên sàn.
Theo kế hoạch đến 2020, SCIC sẽ thoái vốn hầu như toàn bộ danh mục đang quản lý. Tuy nhiên, SCIC cũng sẽ tiếp tục tiếp nhận một số lượng lớn các doanh nghiệp có phần vốn Nhà nước được chuyển giao từ các bộ, ngành và địa phương theo chỉ đạo của Chính phủ.