“Nếu một quốc gia ký hợp đồng với đưa các thiết bị Huawei vào các hệ thống thông tin quan trọng, chúng tôi sẽ không thể chia sẻ với thông tin với quốc gia đó, chúng tôi sẽ không thể hợp tác cùng với họ”, ông Pompeo tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn Fox News ngày 21/2.
“Trong một số trường hợp nếu có rủi ro, chúng tôi thậm chí sẽ không thể đặt các nguồn lực, đại sứ quán, cơ sở quân sự Mỹ tại quốc gia đó”, ông Pompeo cảnh báo.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Anh, New Zealand và Italy đều ra tín hiệu rằng Huawei có thể tham gia vào trong kế hoạch phát triển mạng 5G của các quốc gia này này.
Mặt khác, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 21/2 viết trên Twitter rằng ông muốn Mỹ “chiến thắng thông qua cạnh tranh mà không bằng cách ngăn chặn những công nghệ hiện đại hơn”.
Ông Pompeo mới trở về từ chuyến công du kéo dài 5 ngày tới khu vực tây và Trung Âu. Tại cuộc gặp với chính phủ các nước Hungary, Slovakia, Ba Lan, Bỉ và Iceland, ông cho biết Mỹ đã chia sẻ thông tin về Huawei với các đối tác và đồng minh và “chúng tôi nghĩ họ sẽ đưa ra quyết định đúng đắn khi họ hiểu về mối đe dọa”.
“Chúng ta hãy nhớ những hệ thống đó có liên quan tới quân đội Trung Quốc. Chúng tạo ra những mối rủi ro thực sự cho các quốc gia và hệ thống của họ, cũng như an toàn của người dân”, Ngoại trưởng Mỹ nói.
Cả Huawei và chính phủ Trung Quốc đều bác thông tin các thiết bị của tập đoàn viễn thông được chế tạo vì mục đích gián điệp.
Ngày 20/1, người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi nói với CBS Newsrằng Huawei “chắc chắn không bao giờ là cửa sau” của Trung Quốc. “Ngay cả trong trường hợp luật pháp Trung Quốc buộc chúng tôi làm vậy, chúng tôi sẽ từ chối”, ông Nhậm nói.
Phát biểu của ông Nhậm gợi nhắc tới mối quan ngại của các quan chức Mỹ và châu Âu về luật tình báo Trung Quốc có quy định rằng mọi công dân và công ty Trung Quốc phải hợp tác cung cấp thông tin cho chính phủ trong các cuộc điều tra liên quan tới hoạt động gián điệp.