Mỹ giúp EU giải bài toán năng lượng

0:00 / 0:00
0:00
Mỹ và các đối tác quốc tế cung cấp thêm ít nhất 15 tỷ mét khối khí LNG cho châu Âu trong năm nay, tìm cách chấm dứt sự phụ thuộc của EU vào nguồn năng lượng Nga.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tại cuộc họp báo chung vào ngày 25/3. Ảnh: AFP Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tại cuộc họp báo chung vào ngày 25/3. Ảnh: AFP

Nhà Trắng cho biết lượng khí LNG bổ sung trên dự kiến sẽ được tăng thêm trong tương lai. Tuyên bố trên được phía Mỹ đưa ra trong bối cảnh ngày càng nhiều lo ngại rằng các nước nhập khẩu năng lượng sẽ tiếp tục ủng hộ "ngân sách chiến tranh" của Tổng thống Nga Vladimir Putin thông qua việc luồn lách nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt từ Moscow.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã tuyên bố thành lập một lực lượng chuyên trách chung nhằm tăng cường an ninh năng lượng cho Ukraine và EU cho mùa đông tới và mùa đông năm sau.

"Lực lượng chuyên trách về an ninh năng lượng" sẽ do đại diện của Nhà Trắng và đại diện của Ủy ban châu Âu (cơ quan hành pháp của EU) chủ trì. Các mục tiêu chính của lực lượng này là đa dạng hóa nguồn cung cấp khí LNG sao cho phù hợp với các mục tiêu khí hậu và giảm nhu cầu về khí đốt tự nhiên.

Sáng kiến này có thể sẽ cần đầu tư các cơ sở hạ tầng mới để nhập khẩu LNG, đặc biệt là khi EU tìm cách thu hút nhu cầu về nguồn cung cấp khí đốt của Mỹ.

Nhà Trắng cho biết EU sẽ hướng tới mục tiêu đảm bảo, ít nhất là đến năm 2030, nhu cầu về lượng khí LNG bổ sung của Mỹ sẽ đạt khoảng 50 tỷ mét khối mỗi năm. Điều này "phù hợp với mục tiêu không có mạng lưới chung của chúng tôi", Nhà Trắng cho biết thêm.

"Điều này cũng sẽ được thực hiện dựa trên nhận thức rằng giá cả phải phản ánh các nguyên tắc cơ bản của thị trường trong dài hạn và sự ổn định của cung và cầu", phía Mỹ nhấn mạnh.

Năng lượng là nguồn thu nhập chính và là đòn bẩy chính trị của Moscow. Trên thực tế, khoảng 40% lượng khí đốt mà EU tiêu thụ được nhập khẩu từ Nga, thông qua hệ thống đường ống của Moscow và một phần trong hệ thống đường ống này chạy qua Ukraine.

Theo đài CNBC, doanh thu dầu mỏ và khí đốt ước tính chiếm khoảng 43% ngân sách liên bang của Điện Kremlin trong giai đoạn 2011 - 2020. Con số này cho thấy nhiên liệu hóa thạch đóng vai trò quan trọng ra sao với chính phủ Nga.

Kể từ khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2, giá than, dầu mỏ và khí đốt đồng loạt tăng mạnh khi các nước tìm cách để thay thế các nguồn năng lượng của Nga. Cá biệt, giá dầu thô thế giới có thời điểm vượt mốc 130 USD/thùng, trước khi hạ nhiệt về quanh mức 112-113 USD/thùng trong ngày giao dịch 25/3.

Việc các nước xoay sở tìm nguồn cung năng lượng hóa thạch do hậu quả của chiến sự Nga - Ukraine đã khiến Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc.

"Các quốc gia có thể trở nên lạm dụng nhiên liệu hóa thạch trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung đến mức họ bỏ qua các chính sách cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch", Tổng thư ký Liên hợp quốc nói, đòng thời cho rằng: "Đây là sự điên rồ: nghiện nhiên liệu hóa thạch là sự hủy diệt lẫn nhau".

Lê Quân
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục