Từ ngày 10/1, mua bán vàng miếng được xem như mua bán ngoại tệ, theo quy định trong nghị định 95 của Chính phủ về xử phạt hành vi kinh doanh, mua bán vàng không đúng với quy định của pháp luật.
Cụ thể, nghị định 95/2011 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ra đời và có hiệu lực từ ngày 20.10.2011. Theo nghị định này, hành vi “mua bán, thanh toán ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật” sẽ bị phạt 50 – 100 triệu đồng. Hành vi này còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là “tịch thu tang vật là số ngoại tệ, đồng Việt
Như vậy, nếu mua bán vàng không đúng nơi quy định, người dân có thể bị tịch thu vàng (nếu đem bán), tịch thu tiền (nếu đem tiền đi mua), và còn bị phạt thêm 50 – 100 triệu đồng.
Về việc kiểm tra và giám sát các hoạt động mua bán vàng, theo ông Phan Hoàn Kiếm, phó giám đốc sở Công thương kiêm chi cục trưởng chi cục Quản lý thị trường thành phố, mỗi khi tiến hành kiểm tra, cùng với quản lý thị trường sẽ có các đơn vị chức năng liên quan như đại diện ngân hàng Nhà nước, công an địa phương…
Theo đại diện ngân hàng Nhà nước, để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, khi mua bán vàng, người mua nên yêu cầu nơi bán (các công ty, ngân hàng) xuất hoá đơn, trong đó ghi rõ số series để có thể khiếu nại nếu phát sinh sự cố.
Như vậy, hiện trên toàn quốc có 2.497 điểm giao dịch được kinh doanh vàng miếng thuộc 38 đơn vị (22 tổ chức tín dụng và 16 doanh nghiệp) theo quy định của nghị định 24/CP của Chính phủ. Riêng tại TP.HCM, từ 3.000 điểm chỉ còn 900 điểm kinh doanh vàng miếng.
Hiện nay, nhiều ngân hàng thương mại, kể cả chi nhánh, điểm giao dịch của ngân hàng và các doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh vàng miếng đều treo biển thông báo bán vàng miếng. Người tiêu dùng có thể tìm đến các điểm này, cũng như có thể đến các điểm giao dịch của công ty SJC, PNJ…