Một số mã đã vào trạng thái “call margin“

(ĐTCK) Tuần qua, dòng tiền đầu cơ đã hứng chịu cảm giác rủi ro khi đa số cổ phiếu bị đặt vào trạng thái “call margin” hoặc phải cắt lỗ theo nguyên tắc bảo toàn vốn.
Một số mã đã vào trạng thái “call margin“

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh phóng hàng loạt tên lửa vào căn cứ quân sự của Syrie dẫn đến căng thẳng trong quan hệ Nga – Mỹ và gần đây nhất là những căng thẳng xung quanh quan hệ Mỹ - Triều Tiên đang khiến giới đầu tư toàn cầu lo ngại. Tại thị trường Mỹ, chỉ số CBOE Volatility Index (VIX), chỉ số đo lường tâm lý của nhà đầu tư đã bật mạnh lên mức 15,96 điểm. 

Điều này có nghĩa là giới đầu tư đang trở nên bất an, hành động của họ sẽ bị chi phối bởi cảm xúc nhiều hơn và có chiều hướng bất lợi cho người cầm cổ phiếu.

Cuối phiên giao dịch Thứ Năm tuần trước, chỉ số công nghiệp Dow Jones của Mỹ đã giảm 0,98%. Các giao dịch quyền chọn đang đặt cược vào kịch bản giảm giá hơn nữa của thị trường Mỹ.

Thị trường chứng khoán Nhật Bản tuần qua cũng nằm trong nhóm đi xuống mạnh nhất, khi chỉ số Nikkei 225 giảm 2,26% với rất nhiều biến số bất lợi. Đầu tiên là căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên khiến giới đầu tư chạy ra khỏi các tài sản rủi ro như cổ phiếu, đồng thời tìm kênh trú ẩn ở tài sản an toàn như trái phiếu chính phủ Mỹ, vàng và Yên Nhật.

Hệ quả của việc đồng Yên mạnh lên là khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Nhật và thúc đẩy giới đầu tư bán ra cổ phiếu. Hiệu ứng này sẽ tiếp diễn cho tới khi cổ phiếu chiết khấu đủ sâu và tỷ giá cặp Yên/USD chạm tới mức cao phi lý.

Theo nhận định của chúng tôi, USD sẽ không mất giá quá sâu so với Yên Nhật vì kinh tế Mỹ thực chất đang tăng trưởng và lãi suất sẽ tiếp tục tăng. Xung đột địa chính trị khó thay đổi biến số kinh tế và khó thay đổi xu hướng của thị trường cổ phiếu. Nhìn chung, tuần qua cổ phiếu ở các thị trường phát triển chịu sức ép bán lớn hơn các thị trường mới nổi và cận biên.

Một số mã đã vào trạng thái “call margin“ ảnh 1

Giá Chứng chỉ quỹ SPDR, quản lý bởi State Street Global, đầu tư vào lĩnh vực hàng tiêu dùng thiết yếu (XLP), dịch vụ (XLV) và chứng chỉ quỹ đầu tư bất động sản (REITs) tăng, hàm ý rằng nhà đầu tư bắt đầu ưa chuộng các lĩnh vực phòng thủ tốt nếu xảy ra bất ổn.

Trong khi đó, nhóm tài chính ngân hàng (XLF, KRE) và năng lượng (XLE) chịu sức ép giảm giá do nhạy cảm với hai biến số lợi suất và giá hàng hóa. Đáng chú ý hơn cả là cổ phiếu nhóm ngành bất động sản và xây dựng (IYR, ITB) trụ vững trước tâm lý bi quan.

Trở lại với thị trường Việt Nam, yếu tố căng thẳng địa chính trị trên thế giới chưa có ảnh hưởng trực tiếp tới các biến số kinh tế, nhưng có thể kích hoạt rủi ro hệ thống, tức là rủi ro thị trường do tâm lý của giới đầu cơ đang yếu.

Tuần qua, dòng tiền đầu cơ đã hứng chịu cảm giác rủi ro khi đa số cổ phiếu bị đặt vào trạng thái “call margin” hoặc phải cắt lỗ theo nguyên tắc bảo toàn vốn, mặc dù những kỳ vọng và thông tin liên quan đến doanh nghiệp thực chất chưa thay đổi. Tất cả các nhóm ngành đều bị bán, trong đó những nhóm hút tiền đầu cơ mạnh từ đầu năm trở thành tâm điểm bán tháo.

Quản trị rủi ro đang là điều ám ảnh thị trường, áp lực bán vì thế sẽ tiếp diễn trong tuần này. Tuy nhiên, khi giới đầu cơ bị ép vào guồng quay mua cao rồi cắt lỗ, bắt đáy rồi cắt lỗ thì cũng là lúc rủi ro thực chất xuống rất thấp. Điều nhà đầu tư cần làm là kiên nhẫn với chiến lược đầu tư hay đầu cơ của mình.

Chúng tôi lạc quan về lĩnh vực tài chính - ngân hàng và bất động sản xây dựng trong suốt quá trình đi lên của thị trường từ đầu năm và tiếp tục duy trì quan điểm này.

CTCK VNDriect

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,284.09 -6.09 -0.47% 232,038 tỷ
HNX 242.58 -1.33 -0.55% 1,769 tỷ
UPCOM 91.57 0.09 0.09% 657 tỷ