Khu bảo động vật Shamwari nằm cách 75 km bên ngoài Cảng Elizabeth, Mũi Đông, Nam Phi là một trong những khu bảo tồn được xếp hạng hàng đầu trên thế giới trong vòng nhiều năm liên tiếp.
Nơi đây là địa điểm tiếp đón nhiều ngôi sao Hollywood hàng đầu, thậm chí nhiều chính trị gia nổi tiếng trên thế giới cũng đã từng ghé thăm.
Các hoạt động tại Shamwari đều gắn bó mật thiết với động vật hoang dã và bảo tồn thiên nhiên là thế mạnh ở nơi đây. Không những thế, những chuyến đi săn được dẫn dắt bởi hướng dẫn viên du lịch nhiều kinh nghiệm sẽ đem đến cho du khách những cuộc gặp gỡ không thể nào quên đối với nhóm "Big Five" và nhiều loài động vật hoang dã khác.
Thuật ngữ "Big Five" dùng để ám chỉ 5 loài động vật được tôn trọng nhất ở châu Phi. Đây không đơn thuần chỉ là 5 loài động vật có vú to lớn nhất, mà còn là những loài động vật nguy hiểm, hung dữ nhất châu Phi. Điều này có thể thấy rõ ở ngay trong 5 cái tên được đặt trong danh sách: voi, sư tử, báo, tê giác và trâu rừng châu Phi.
Mỗi loài vật đều chứa đựng trong mình những đặc điểm, thế mạnh đủ để xưng hùng, xưng bá trong địa bàn của mình.
Thông thường, mọi người sẽ quen thuộc hơn với những cuộc ác chiến của các loài như sư tử, báo khi đi săn mồi hoặc là những cuộc đánh trả của voi, tê giác, trâu rừng khi bảo vệ lãnh thổ. Bất kỳ cuộc chiến nào giữa 2 loài động vật trong nhóm "Big Five" đều cực kỳ gay cấn bởi tính chất khốc liệt của nó, giống như đoạn clip dưới đây.
|
Theo đó, đoạn phim đưa người xem đến vùng đồng cỏ ở Nam Phi, nơi có thể nói là được cai trị bởi sư tử. Nhờ vào sức mạnh, tốc độ và cái uy của mình, sư tử được ví như vua của muôn loài. Đương nhiên, hầu như không có loài động vật nào muốn làm "phật lòng" những vị vua.
Đàn sư tử đang thiu thiu ngủ, giữ sức cho trận đi săn sắp tới thì bỗng nhiên từ đâu một con tê giác lừ lừ xuất hiện.
Đặc trưng dễ dàng phân biệt nhất của loài tê giác là chiếc sừng lớn trên mũi. Sừng tê giác to, nhọn và có chiều dài khoảng từ 10 đến 20 cm. Sừng tê giác có thành phần cấu tạo bao gồm keratin tương tự với tóc và móng tay của con người.
Toàn thân con tê giác được bao phủ một lớp da từ chất keo có độ dính dày với độ dày tối ưu khoảng 5 cm, được sắp xếp theo cấu trúc mắt lưới như một chiếc áo giáp giúp chúng bảo vệ cơ thể.
Sau một hồi trầm ngâm, ngắm nghía đàn sư tử, con hà mã bèn đưa ra một quyết định mà khiến tất cả những người chứng kiến phải ngỡ ngàng. Nó tìm từng con sư tử đang nằm nghỉ rồi lần lượt đuổi chúng ra khỏi khu vực đó. Khỏi phải nói đàn sư tử cảm thấy bất ngờ như thế nào. Mặc dù có số lượng vượt trội hơn hẳn tuy nhiên không một con sư tử nào trong bầy có ý định phản kháng. Một màn đuổi bắt hài hước đã diễn ra và cuối cùng phần thắng vẫn thuộc về con tê giác.