Một kỷ nguyên kinh tế vĩ mô mới đang xuất hiện

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Trong nhiều tháng qua, thị trường tài chính đã có nhiều xáo trộn và ngày càng có nhiều bằng chứng về sự căng thẳng trong nền kinh tế thế giới.
Một kỷ nguyên kinh tế vĩ mô mới đang xuất hiện

Chúng ta có thể nghĩ rằng đây chỉ là những dấu hiệu bình thường của thị trường gấu và một cuộc suy thoái sắp tới. Tuy nhiên, theo The Economist, chúng cũng đánh dấu sự xuất hiện của một chế độ mới trong nền kinh tế thế giới - một sự thay đổi là kết quả của sự trỗi dậy của chủ nghĩa Keynes (cần có sự can thiệp của chính phủ để ổn định nền kinh tế) sau chiến tranh Thế giới thứ hai và sự xoay trục sang thị trường tự do và toàn cầu hóa trong những năm 1990.

Kỷ nguyên mới này hứa hẹn rằng thế giới giàu có có thể thoát khỏi bẫy tăng trưởng thấp từ sau năm 2010 và giải quyết các vấn đề lớn như già hóa và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nó cũng mang đến những nguy hiểm cấp tính, từ hỗn loạn tài chính đến các ngân hàng trung ương tan vỡ và chi tiêu công mất kiểm soát.

Các đợt biến động tiêu cực trên thị trường đang diễn ra ở mức độ lớn chưa từng thấy trong một thế hệ. Lạm phát toàn cầu lần đầu tiên ở mức hai con số sau gần 40 năm. Sau khi phản ứng chậm chạp với lạm phát, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hiện đang tăng lãi suất với tốc độ nhanh nhất kể từ những năm 1980, trong khi đồng đô la đang ở mức mạnh nhất trong hai thập kỷ, gây ra hỗn loạn bên ngoài nước Mỹ.

Nếu bạn đang có một danh mục đầu tư hoặc một khoản lương hưu thì năm nay sẽ là năm thật sự tồi tệ. Cổ phiếu toàn cầu đã giảm 25% tính theo đồng đô la, đây là năm tồi tệ nhất kể từ ít nhất là những năm 1980 trong khi thị trường trái phiếu chính phủ có diễn biễn tồi tệ nhất kể từ năm 1949. Có một cảm giác rằng trật tự thế giới đang không hoạt động khi toàn cầu hóa đi vào thoái trào và hệ thống năng lượng bị rạn nứt sau cuộc ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine.

Tất cả điều này đánh dấu sự kết thúc dứt khoát cho thời đại kinh tế yên bình từ những năm 2010. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009, hoạt động của các nền kinh tế giàu có đã giả định một mô hình yếu ớt. Đầu tư của các công ty tư nhân sụt giảm ngay cả khi những công ty tạo ra lợi nhuận khủng khiếp và điều này cũng diễn ra tương tự với các chính phủ, cổ phiếu của các công ty nhà nước cũng thực sự thu hẹp trên toàn thế giới trong thập kỷ sau khi Lehman Brothers sụp đổ.

Vào những thời điểm đó, tăng trưởng kinh tế chậm chạp và lạm phát duy trì ở mức thấp. Với việc khu vực tư nhân và nhà nước không làm gì để kích thích hoạt động nhiều hơn, điều này khiến các ngân hàng trung ương đóng vai trò quan trọng. Họ đã giữ lãi suất ở mức thấp nhất và mua khối lượng trái phiếu khổng lồ bất cứ khi nào nền kinh tế có dấu hiệu rắc rối và mở rộng phạm vi tiếp cận sâu hơn nữa vào nền kinh tế.

Thách thức bất thường của đại dịch đã dẫn đến những hành động phi thường giúp giải phóng lạm phát cao như ngày nay. Với các gói kích thích và cứu trợ mạnh mẽ của chính phủ, mô hình nhu cầu từ tiêu dùng tạm thời sai lệch và chuỗi cung ứng trở nên rối loạn do ảnh hưởng của các biện pháp phong toả.

Động lực lạm phát cao kể từ đó đã được tăng cường bởi cuộc khủng hoảng năng lượng khi một trong những nhà xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn nhất thế giới là Nga bị phương Tây trừng phạt. Đối mặt với vấn đề lạm phát nghiêm trọng, Fed đã tăng lãi suất từ ​ 0,25% lên 3,25% và dự kiến ​​sẽ đưa lãi suất lên 4,5% vào đầu năm 2023. Trên toàn cầu, hầu hết các cơ quan quản lý tiền tệ cũng đang thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ để bắt kịp Fed.

Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Một nỗi sợ hãi ngay lập tức là một cú sụp đổ vì một hệ thống tài chính đã quen thuộc với lãi suất thấp phải chuyển sang chi phí đi vay tăng cao. Mặc dù Credit Suisse đang chịu áp lực, nhưng không chắc các ngân hàng sẽ trở thành vấn đề lớn vì hầu hết đều có vùng đệm vốn an toàn lớn hơn trước đây. Thay vào đó, những mối nguy hiểm nằm ở nơi khác trong một hệ thống tài chính, chúng ít phụ thuộc hơn vào ngân hàng và phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường linh hoạt và công nghệ. Tin tốt là tiền gửi tiết kiệm của chúng ta sẽ không tan thành mây khói. Tin xấu là hệ thống cấp vốn cho các công ty và người tiêu dùng là không rõ ràng và quá nhạy cảm với tổn thất.

Chúng ta đã có thể thấy điều này trên thị trường tín dụng. Khi các công ty mua nợ né tránh rủi ro, lãi suất của các khoản thế chấp và trái phiếu rác đang tăng vọt. Thị trường “các khoản vay có đòn bẩy” được sử dụng để tài trợ cho các khoản mua lại doanh nghiệp đã sôi sục, ví dụ nếu Elon Musk mua Twitter, các khoản nợ có thể trở thành một vấn đề lớn.

Nếu thị trường không thể hoạt động trơn tru, điều này sẽ cản trở dòng chảy tín dụng và có nguy cơ làm lan toả rủi ro thì các ngân hàng trung ương có thể vào cuộc. Ngân hàng Trung ương Anh đã đảo chiều chính sách và bắt đầu mua lại trái phiếu đồng thời với việc tăng lãi suất. Niềm tin rằng các ngân hàng trung ương sẽ không quyết tâm thực hiện những động thái cứng rắn để kiểm soát lạm phát là một nỗi sợ hãi lớn khác với lo ngại thế giới sẽ quay trở lại những năm 1970 với lạm phát tràn lan.

Theo một nghĩa nào đó, đây là rủi ro đáng báo động. Hầu hết các nhà dự báo cho rằng lạm phát ở Mỹ sẽ giảm từ 8% hiện tại xuống 4% vào năm 2023 khi giá năng lượng giảm và lãi suất tăng cao hơn. Tuy nhiên, trong khi tỷ lệ lạm phát lên tới 20% là rất nhỏ, vẫn có một câu hỏi rõ ràng về việc liệu các chính phủ và ngân hàng trung ương có thể hạ lạm phát xuống 2% hay không.

Một mục tiêu di động

Là một sự thay đổi lớn so với những năm 2010, sự gia tăng cơ cấu trong chi tiêu và đầu tư của chính phủ đang diễn ra. Những công dân lớn tuổi sẽ cần được chăm sóc sức khỏe nhiều hơn. Châu Âu và Nhật Bản sẽ chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng để chống lại các mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc. Biến đổi khí hậu và nhiệm vụ đảm bảo an ninh sẽ thúc đẩy đầu tư của chính phủ vào năng lượng, từ cơ sở hạ tầng tái tạo đến các cơ sở khí đốt. Và căng thẳng địa chính trị đang khiến các chính phủ chi tiêu nhiều hơn cho chính sách công nghiệp. Tuy nhiên, ngay cả khi đầu tư tăng, nhân khẩu học sẽ đè nặng hơn bao giờ hết lên các nền kinh tế giàu có. Khi dân số già đi, họ tiết kiệm nhiều hơn, và số tiền tiết kiệm dư thừa này sẽ tiếp tục tác động làm giảm lãi suất thực cơ bản.

Do đó, xu hướng cơ bản trong những năm 2020 và 2030 là chính phủ sẽ chi tiêu lớn hơn nhưng lãi suất thực tế vẫn thấp. Đối với các ngân hàng trung ương, điều này tạo ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Để đưa lạm phát xuống mức mục tiêu khoảng 2%, họ có thể phải thắt chặt đủ để gây ra suy thoái. Điều này sẽ dẫn đến chi phí nhân lực cao dưới hình thức mất việc làm và gây ra phản ứng chính trị gay gắt. Hơn nữa, nếu nền kinh tế giảm phát và rơi vào bẫy tăng trưởng thấp như giai đoạn lãi suất thấp của những năm 2010, các ngân hàng trung ương có thể một lần nữa thiếu các công cụ kích thích.

Theo The Economist, một lối thoát khác cho Fed hiện nay là từ bỏ mục tiêu lạm phát 2% của những thập kỷ gần đây và nâng chúng lên một cách khiêm tốn, chẳng hạn 4%. Điều đó có thể sẽ có trong kế hoạch khi Fed bắt đầu xem xét chiến lược tiếp theo vào năm 2024.

Thế giới mới với chi tiêu chính phủ cao hơn một chút và lạm phát cao hơn một chút sẽ có lợi thế. Trong ngắn hạn, điều đó có nghĩa là một cuộc suy thoái ít nghiêm trọng hơn hoặc không có suy thoái. Và về lâu dài, điều đó có nghĩa là các ngân hàng trung ương có nhiều cơ hội hơn để cắt giảm lãi suất trong thời kỳ suy thoái, giảm nhu cầu mua trái phiếu và cứu trợ bất cứ khi nào có bất cứ điều gì sai lệch.

Tuy nhiên, nó cũng đi kèm với những nguy hiểm lớn. Uy tín của các ngân hàng trung ương có thể bị tổn hại khi thay đổi con số lạm phát mục tiêu. Hàng triệu hợp đồng và khoản đầu tư được viết trên cam kết lạm phát 2% sẽ bị phá vỡ, trong khi lạm phát cao hơn một chút sẽ phân phối lại của cải từ người cho vay sang người đi vay. Trong khi đó, lời hứa về một chính phủ lớn hơn vừa phải có thể dễ dàng vượt khỏi tầm kiểm soát nếu các chính trị gia dân túy đưa ra các cam kết chi tiêu thiếu thận trọng hoặc nếu các khoản đầu tư của chính phủ vào năng lượng và chính sách công nghiệp được thực thi kém và biến thành những dự án phù phiếm làm giảm năng suất.

Theo The Econimist, mặc dù khó khăn nhưng đã đến lúc bắt đầu cân nhắc chúng và những tác động của chúng đối với người dân và doanh nghiệp. Những sai lầm lớn nhất trong kinh tế học là sự thất bại trong việc tưởng tượng rằng một giả định rằng chế độ ngày nay sẽ tồn tại mãi mãi. Nhưng thế giới luôn luôn thay đổi và chúng ta cần phải chuẩn bị cho sự thay đổi đó.

Vũ Duy Bắc
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục