Mặt khác, trên quan điểm bối cảnh TTCK Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng từ những bất lợi của nền kinh tế vĩ mô và từ thị trường tài chính thế giới, chúng ta đều thấy rằng, các giải pháp khắc phục đang dần phát huy tác dụng. Để đi đến một kết cục tốt đẹp, chắc sẽ còn mất nhiều thời gian nữa, song những chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây sẽ góp phần giúp các nhà đầu tư ổn định hơn về mặt tâm lý, tránh cho một cuộc tháo chạy khỏi thị trường. Trên cả phương diện phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, tôi cho rằng, thị trường vẫn có khả năng tiếp tục giảm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, như trên đã phân tích, một kịch bản tồi tệ với mức điểm dưới 230 sẽ khó xảy ra, ít nhất trong thời điểm cuối năm này. Ngược lại, nếu kỳ vọng vào một cú bật ngoạn mục tức thời của VN-Index, thì cũng là quá lạc quan, bởi thị trường đang thiếu những yếu tố mang tính đột phá. Sự suy giảm hiện tại của thị trường chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi mối lo ngại về bối cảnh kinh tế nói chung và thực trạng các doanh nghiệp niêm yết nói riêng. Như vậy, sẽ khó có sự kích thích nào tốt hơn là những biến chuyển thực tế của nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Vì thế, điều tôi chờ đợi là những hình thức hỗ trợ sát sườn hơn nữa từ phía Nhà nước đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh như hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ tỷ giá…
“Một kịch bản tồi tệ với mức điểm dưới 230 sẽ khó xảy ra”
(ĐTCK)Từ cuối tháng 8 đến nay, trên đồ thị VN-Index, chỉ số này luôn vận động theo kênh xu thế giảm. Mặc dù mức sụt giảm ngày càng được khống chế, song thị trường chưa hội đủ các yếu tố khách quan và chủ quan cần thiết để tạo ra bước đột phá. Tuy vậy, tôi cho rằng, không đủ cơ sở để dự báo một đợt bán tháo có thể xảy ra trong tương lai gần. Thực tế, áp lực về cắt lỗ hay cơ cấu lại danh mục đầu tư đều không hoặc không có nhiều tại thời điểm này, khi phần lớn các nghiệp vụ đó đều đã hoặc đáng phải được thực hiện trong thời điểm thị trường 400 điểm và test đáy 366,02 điểm.