Mỗi thuê bao sai thông tin, nhà mạng bị phạt một triệu đồng

Doanh nghiệp viễn thông có 12 tháng để chuẩn hóa toàn bộ dữ liệu thuê bao, trước khi phải chịu phạt tiền nếu bị phát hiện thông tin thuê bao sai lệch. 
Mỗi thuê bao sai thông tin, nhà mạng bị phạt một triệu đồng

Nghị định 49 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện vừa được Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ cuối tháng 4.

Theo đó, trong vòng 12 tháng, doanh nghiệp viễn thông phải đảm bảo toàn bộ thông tin thuê bao di động được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu là đầy đủ, chính xác.

Văn bản mới đưa ra mức xử phạt nặng cho các hành vi vi phạm với từng chủ thể, đặc biệt là việc cung cấp dịch vụ cho tổ chức, cá nhân có thông tin thuê bao không đúng quy định.

Những doanh nghiệp viễn thông nếu có thông tin thuê bao không đúng quy định sẽ chịu mức phạt một triệu đồng mỗi số. Ngoài phạt doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cũng có thể bị phạt tới 100 triệu đồng đối với các sai phạm lớn. 

Để hạn chế tình trạng sim rác bày bán tràn lan, trong vòng 12 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, các doanh nghiệp viễn thông phải ký hợp đồng với các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông ủy quyền và thanh lý hợp đồng, thu hồi các sim thuê bao đã phân phối cho đại lý.

Nếu cá nhân, tổ chức cung cấp hoặc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin để giả mạo thông tin, ảnh chụp giấy tờ của chủ thuê bao... có thể bị phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng.    

 

Sau thời gian này, những đại lý không được nhà mạng ủy quyền sẽ phải ngừng việc bán sim, đăng ký thông tin thuê bao. 

Những tổ chức, cá nhân, bán, lưu thông sim thuê bao đã nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ, bán sim khi không được nhà mạng ký hợp đồng ủy quyền có thể bị phạt 40 triệu đồng.

Đặc biệt, nếu cá nhân, tổ chức cung cấp hoặc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin để giả mạo thông tin, ảnh chụp giấy tờ của chủ thuê bao... có thể bị phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng. 

Trước đây, những quy định đối với những sai phạm nói trên chỉ được đưa ra trong thông tư ban hành từ năm 2012. Sau khi Nghị định 49 có hiệu lực, văn bản này đã được bãi bỏ.

Chính phủ kỳ vọng, văn bản mới ban hành sẽ khắc phục các kẽ hở, tăng tính hiệu quả và khả thi trong công tác quản lý thuê bao. 

Theo cơ quan quản lý, mỗi ngày ở Việt Nam có hàng triệu tin nhắn rác được phát tán. Các tin nhắn rác này chủ yếu xuất phát từ các sim rác, là những sim thuê bao di động trả trước đăng ký thông tin chủ thuê bao không chính xác.

Nhiều đối tượng đã dễ dàng mua những số thuê bao này để gửi tin nhắn nặc danh, lừa đảo, gây rối trật tự trị an, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân cũng như an ninh thông tin, quốc phòng. 

Bên cạnh đó, Bộ Thông tin & Truyền thông cho rằng sim rác không chỉ dẫn tới vấn nạn tin nhắn rác, lừa đảo mà còn là công cụ của tội phạm, thậm chí khủng bố.

Đây chính là lý do mà cơ quan quản lý tăng cường công tác quản lý thuê bao di động trả trước bằng các chiến dịch liên tục kéo dài từ cuối năm ngoái . Một trong những biện pháp quan trọng cần phải thực hiện ngay là thu hồi sim kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối.

Theo Vnexpress

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục