Do đó, mỗi người Việt sẽ dành khoảng 350 USD chi cho mua sắm qua mạng, gấp hơn 2 lần so với số tiền người Việt dành cho mua sắm trực tuyến năm 2015.
Theo báo cáo Thương mại điện tử năm 2015 được Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) công bố, giá trị mua hàng của một người mua hàng trực tuyến đạt 160 USD. Doanh thu từ thương mại điện tử năm 2015 đạt 4,07 tỷ USD, tăng 37% so với năm 2014, chiếm khoảng 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ...
Loại hàng hóa/dịch vụ được mua trực tuyến thường xuyên nhất là quần áo, giày dép và mỹ phẩm (64%), tiếp đến là đồ công nghệ và điện tử, thiết bị đồ dùng gia đình, sách - văn phòng phẩm - hoa - quà tặng.
Cũng theo kế hoạch, Chính phủ đặt mục tiêu 5 năm tới 50% doanh nghiệp sẽ có trang thông tin điện tử; 80% doanh nghiệp thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn đặt hàng thông qua các ứng dụng thương mại điện tử; 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm... có thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán (POS) cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng.
70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng....
Chính phủ cũng đặt kế hoạch xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán, mạng lưới dịch vụ vận chuyển, giao nhận và hoàn tất đơn hàng cho thương mại điện tử bao phủ tất cả các tỉnh, thành phố; mở rộng ra khu vực nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới...