Mối liên hệ giữ giá dầu và giá vàng?

Trong không ít bài phân tích, VGB chỉ ra rằng, giá dầu tăng có thể khiến vàng tăng giá. Xin được hỏi cụ thể mối liên hệ giữa giá vàng và giá dầu? Danglong23@gmail.com.
Mối liên hệ giữ giá dầu và giá vàng?

Trả lời:

Tính tương quan giữa dầu và vàng luôn là một câu hỏi gây nhiều tranh cãi từ trước đến nay trong giới phân tích. Dầu và vàng có những điểm chung và có những điểm khác biệt. Về điểm chung, cả hai đều là hàng hóa chiến lược đối với sự phát triển của một quốc gia. Giá cả của chúng thường phản ánh mức độ lạm phát trong một thời kỳ của một nền kinh tế và sự biến động giá của 2 loại hàng hóa này thường đi ngược với sức mạnh của đồng tiền của quốc gia đó.

Về điểm khác nhau:

- Thứ nhất, dầu được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp nói chung và các sản phẩm từ dầu có nhiều ứng dụng. Vì thế, khi một nền kinh tế được kỳ vọng phát triển trong tương lai thì giá dầu đối với đồng tiền của quốc gia đó được kỳ vọng tăng giá, do nhu cầu được dự báo sẽ tăng cao. Do đó, đầu tư vào dầu trong giai đoạn này đem lại lợi nhuận cao, nhưng cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Vàng cũng được sử dụng trong một số ngành công nghiệp, quân sự và chế biến trang sức. Tuy nhiên, người ta thường xem vàng như một tài sản để phòng tránh rủi ro trong danh mục đầu tư. Xét ở góc độ này thì vàng và dầu là hai hàng hoá thay thế nhau, giá của chúng sẽ biến động ngược chiều nhau.

- Thứ hai, dầu đơn thuần là hàng hóa, trong khi vàng vừa là hàng hóa vừa là tiền tệ. Vì thế, vàng luôn được các NHTW coi như một loại tiền để dự trữ chiến lược nhằm tránh sự mất giá của các loại tiền tệ nói chung. Do đó, khi các NHTW tung ra một lượng tiền giấy khổng lồ như trong thời gian 2 năm trở lại đây thì người ta đánh giá cao hơn sự tăng giá của vàng, bởi nhu cầu bảo toàn tài sản bằng vàng trong thời kỳ này cao hơn.

- Thứ ba, khi xét đến sự biến động giá của một loại hàng hóa, không thể không nhắc đến yếu tố cung - cầu. Đối với dầu, khi OPEC quyết định một vấn đề nào đó liên quan đến nguồn cung thì giá dầu sẽ biến động mạnh. Ngoài ra, báo cáo hàng tuần về dự trữ đầu của các quốc gia cũng là một yếu tố quan trọng để dự đoán nhu cầu dầu của các nước đó. Đối với vàng cũng tương tự, một trong những yếu tố để giá vàng tăng hay giảm phụ thuộc khá nhiều vào nhu cầu vàng vật chất của các nước tiêu thụ vàng lớn hiện nay như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ…, cũng như tình hình khai thác vàng ở một số nước xuất khẩu vàng như Australia, Nam Phi…

- Thứ tư, đối với thị trường hàng hóa thế giới hiện nay, cần phải nhắc tới yếu tố đầu cơ và các quỹ đầu tư ETF. Khi thị trường có sự tham gia của thế lực này, tính thanh khoản và sự biến động của thị trường sẽ được phản ánh rõ nét hơn vào giá của các loại hàng hóa đó. Trên thị trường COMEX, quỹ đầu tư dầu lớn nhất là U.S Oil Fund (USO) và quỹ đầu tư vàng lớn nhất là SPDR Gold Share( GLD). Việc công bố giao dịch của các quỹ này tuy không đóng vai trò quyết định hướng đi của thị trường, nhưng có tác động tâm lý khá lớn tới các NĐT.

Để xem xét sự tương quan giữa hai loại hàng hóa này, người ta thường hay tính tỷ lệ giá vàng/giá dầu; trong những năm gần đây, tỷ lệ này liên tục biến động bất thường. Do vậy, NĐT nên xem xét sự biến động của cặp hàng hóa này vào từng điều kiện và hoàn cảnh của nền kinh tế thế giới trong các giai đoạn để quyết định hướng đầu tư của riêng mình, tránh những rủi ro có thể gặp phải trong giao dịch.

Phòng Phân tích và tư vấn, CTCP Kinh doanh và Đầu tư vàng Việt Nam
Phòng Phân tích và tư vấn, CTCP Kinh doanh và Đầu tư vàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,274.27 5.49 0.43% 112,383 tỷ
HNX 240.9 0.88 0.37% 1,137 tỷ
UPCOM 92.93 0.23 0.25% 653 tỷ