Mốc 600 điểm, tại sao không?

(ĐTCK) Nửa đầu tháng 7 đã trôi qua và thị trường đang vào giai đoạn cao điểm của mùa công bố báo cáo tai chính.
Mốc 600 điểm, tại sao không?

Tuy nhiên, mọi diễn tiến vẫn vậy, không thể hiện bất kỳ sự hưng phấn quá mức nào, nhưng cũng không hề có sự hoảng loạn. Điểm đáng chú ý là thị trường đang có sự xoay chuyển của dòng tiền, qua đó hút dần dòng tiền bên ngoài để tích lực cho VN-Index chinh phục những đỉnh cao tiếp theo, như 600 điểm.

Đã đôi lần thị trường rung lắc và điều chỉnh, nhưng ngay sau đó lại là những phiên thận trọng của cả bên bán và bên mua. Còn khi thị trường hưng phấn quá mức cần thiết thì lại xuất hiện một lực bán đủ mạnh để đưa thị trường về với nhịp điệu cũ.

NĐT sử dụng chiến thuật mua thấp, bán cao nên thị trường tự điều hoà biên độ biến động. Ngay cả việc Trung Quốc rút gian khoan Hải Dương 981, cũng không tác động đến thị trường là bao.

Nhin lại diễn biến tuần qua, có thể thấy rằng, nhóm cổ phiếu cơ bản vẫn là nhóm có ảnh hưởng quyết định đến thị trường.

Cho dù nhiều nhà đầu tư lo ngại nhóm cổ phiếu này, sau bước hồi phục mạnh, cần phải có thêm thời gian để tích lũy, nhưng thực tế đã có khá nhiều cổ phiếu tiếp tục tịnh tiến một cách vững chắc như DRC, HPG, GAS, PVS...

Trong khi nhà đầu tư có thể thoải mái hơn với cổ phiếu bluechips, thì nhóm cổ phiếu đầu cơ vẫn chưa thực sự có đất diễn. Dù một số cổ phiếu như FLC hay HLA đang mang đến cho thị trường sinh khí mới, nhưng điều đó chưa thực sự kích hoạt hệ thống cổ phiếu này chạy một cách trơn tru hơn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, chính nhóm cổ phiếu này đã tạo cho thị trường có cái nhìn tích cực, ít nhất ở khía cạnh thanh khoản. Đây là giai đoạn thị trường vẫn còn những nghi ngờ nên nhà đầu tư coi trọng thanh khoản. Theo đó, những cổ phiếu như FLC, FIT hay KLF rõ ràng có đóng góp không nhỏ.

Việc chỉ số VN-Index quay đầu giảm sau khi chạm mốc 594 điểm bằng một phiên bị bán mạnh (16/7) đã tạo ra một mô hình hai đỉnh (nhỏ) tại vùng giá này. Thực tế, đó không phải là vấn đề quá lớn, nhưng vô hình chung tạo áp lực cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, phiên 18/7, với sự bùng nổ hình thành cây nến tăng giá mạnh, đã chính thức phá vỡ hoàn toàn mô hình trên.

Một điểm chúng tôi đã từng đề cập là chỉ số VN-Index vượt 580 điểm, cũng như chỉ số HNX-Index vượt qua ngưỡng 80 điểm mà không cần tốn quá nhiều lực. Việc cả hai chỉ số vượt qua vùng kháng cự một cách dễ dàng đó vừa tạo cho thị trường một vùng hỗ trợ mạnh, nhưng lại mang đến thách thức rất lớn khi tiếp cận những vùng kháng cự mạnh tiếp theo. Để VN-Index có thể tiếp cận mốc 600 hay 610 điểm, thị trường sẽ phải cần một lực cầu lớn và dòng tiền xoay chuyển. Thực tế, điều này đã và đang diễn ra khi thanh khoản được giữ ở mức tương đối tốt và ổn định với khoảng 105 triệu đơn vị/phiên. Sự quay vòng dòng tiền đó, cộng với việc giá của các cổ phiếu tiếp tục tịnh tiến, sẽ thu hút thêm những dòng tiền bên ngoài gia nhập thị trường. Diễn biến nay sẽ tiếp diễn trong

tuần tới và khi vòng quay này thực sự tạo hiệu ứng tích cực nhất, có thể sẽ có những phiên bùng nổ để vượt đỉnh.

Tuần qua, Quỹ ETF VFMVN30 (VFMVN30) do CTCP QLQ Việt Nam (VFM) quản lý đã công bố danh mục và tỷ lệ chứng khoán cơ cấu hoán đổi 1 lô chứng chỉ. Cho dù danh mục còn khá khiêm tốn, nhưng rõ ràng, nó đã và đang tạo ra hiệu ứng tích cực trong việc triển khai sản phẩm này. Việc chỉ mua các cổ phiếu trong rổ VN30 sẽ càng hỗ trợ tốt hơn cho chỉ số VN-Index trong quá trình chinh phục các ngưỡng cao hơn.

Một điểm mà nhà đầu tư cần lưu ý là, lãi suất trúng thầu trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 năm tuần vừa qua đa hạ xuống mức thấp kỷ lục 5,37%/năm. Trong khi khối lượng đăng ký mua tăng vọt trong các đợt đấu thầu cho thấy tiền vẫn đang dư thừa và ngân hang vẫn chưa thể giải quyết bài toán tăng trưởng tín dụng. Câu chuyện lãi suất thấp và chứng khoán tăng liệu có tái diễn?

CTCK IVS
Bài viết chỉ mang tính tham khảo

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục