
Thực chất của hoạt động đầu tư tài chính là dùng vốn để mua chứng khoán nhằm hưởng lãi hoặc bán ra để kiếm lời. Hoặc bỏ vốn vào doanh nghiệp khác dưới hình thức góp vốn liên doanh, mua cổ phần, góp vốn với tư cách là một thành viên tham gia quản lý và điều hành công ty liên doanh, công ty cổ phần nhằm chia sẻ lợi ích và trách nhiệm với các doanh nghiệp khác.
Đầu tư tài chính được phân thành đầu tư tài chính ngắn hạn và đầu tư tài chính dài hạn. Đầu tư tài chính ngắn hạn là hoạt động đầu tư vốn cho việc mua các chứng khoán có thời hạn thu hồi dưới một năm hoặc mua vào - bán ra các chứng khoán để kiếm lời và các loại đầu tư tài chính khác không quá một năm; nếu thời hạn trên 1 năm thì là đầu tư dài hạn.
TTCK Việt
Các định chế tài chính thì có tổ chức, quản lý đầu tư tài chính chuyên nghiệp, bài bản, trong khi công tác này ở các doanh nghiệp đầu tư tài chính không chuyên rất đa dạng. Có doanh nghiệp thành lập nhóm đầu tư tài chính, có doanh nghiệp thành lập phòng đầu tư tài chính; việc đầu tư tài chính có thể chỉ gồm vài người, nhưng có doanh nghiệp thành lập hội đồng đầu tư…
Hình thức tổ chức đầu tư tài chính phổ biến là hình thành nhóm nhỏ, gồm tổng giám đốc và một số nhân viên phân tích thông tin và nhân viên đầu tư. Nhóm nhỏ có ưu điểm gọn gàng, quyết định nhanh nhưng thường không đủ thông tin và phân tích. Nhóm nhỏ chỉ phù hợp với doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần nhỏ, nguồn vốn đầu tư tài chính ít.
Một hình thức chuyên nghiệp và tinh gọn nhất là thành lập phòng đầu tư tài chính. Phòng này gồm có trưởng phòng, tổ phân tích (gồm các chuyên viên phân tích) và tổ đầu tư (gồm các chuyên viên đầu tư). Chuyên viên phân tích thu thập thông tin, phân tích các cơ hội đầu tư. Kết quả của tổ phân tích sẽ được tổ đầu tư kiểm tra, đề xuất đầu tư. Phòng hoạt động dưới sự lãnh đạo của phó tổng giám đốc/giám đốc tài chính hoặc tổng giám đốc. Mô hình này có ưu điểm là chuyên nghiệp nhưng chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có vốn đầu tư tài chính lớn.
Có doanh nghiệp giao và phân cấp đầu tư tài chính cho phó tổng giám đốc tài chính hoặc giám đốc tài chính hoặc giám đốc đầu tư tài chính. Người được giao nhiệm vụ này sử dụng nhân viên kiêm nhiệm ở các phòng kế toán, kinh doanh, đầu tư… thu thập và phân tích thông tin để quyết định đầu tư trong phạm vi phân cấp. Mô hình này có ưu điểm là sử dụng ít nhân lực nhưng sẽ không chuyên, trong khi hoạt động đầu tư tài chính cần mức độ chuyên nghiệp rất cao.
Một mô hình nữa là thành lập hội đồng đầu tư tài chính. Hội đồng gồm có chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc, các thành viên là phó tổng giám đốc tài chính/giám đốc tài chính, trưởng các phòng kế toán, kinh doanh, kế hoạch đầu tư và một thành viên thường trực cùng các chuyên viên phân tích, chuyên viên đầu tư. Trong đó có phân cấp cho thành viên thường trực, tổng giám đốc và chủ tịch hội đồng đầu tư. Mô hình này phù hợp với các công ty có quy mô đầu tư tài chính lớn, nhưng có nhược điểm là quyết định các giao dịch lớn sẽ bị chậm vì phân cấp cho thành viên thường trực hoặc tổng giám đốc chỉ có giới hạn.
Ủy thác cho các định chế tài chính chuyên nghiệp thực hiện đầu tư cũng là một hình thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Hình thức này có ưu điểm là rủi ro được hạn chế, không cần nhiều nhân lực, nhưng chi phí cao. Các CTCK ở Việt
Hình thức tổ chức đầu tư tài chính nào cũng cần chuyên nghiệp và hiệu quả để ra các quyết định nhanh chóng. Có khi quyết định đầu tư tài chính chỉ thực hiện trong vài giây, không có cơ hội để xem xét ra quyết định. Trong trường hợp giao dịch hàng ngày thì quyết định tức thì có thể ảnh hưởng đến lời hoặc lỗ của đầu tư tài chính. Khi cần thêm thông tin thì doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ tư vấn đầu tư tài chính ở các định chế tài chính chuyên nghiệp để có nhiều thông tin, hạn chế rủi ro. Để tổ chức đầu tư tài chính ít rủi ro thì trong một số trường hợp, doanh nghiệp cần mua bảo hiểm rủi ro đầu tư tài chính. Ở Việt
Dù chọn mô hình tổ chức nào, để chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư tài chính thì trước hết, ĐHCĐ cần thông qua chủ trương đầu tư tài chính. HĐQT/Hội đồng thành viên phê duyệt chiến lược và nguồn vốn đầu tư tài chính. Sau đó là phân cấp giá trị mua/bán tối đa cho phòng đầu tư tài chính, tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT, chủ tịch Hội đồng đầu tư. Cách tốt nhất để phân rõ trách nhiệm, phân cấp quyền hạn đầu tư tài chính là ban hành quy chế đầu tư tài chính. Quy chế đầu tư tài chính sẽ thể hiện rõ chiến lược, nguyên tắc đầu tư, tiêu chí đầu tư, trình tự thủ tục đầu tư, phân cấp đầu tư, chế độ báo cáo đầu tư, trách nhiệm, quyền hạn các cấp, quy định thưởng/phạt để đảm bảo mọi việc rõ ràng, minh mạch, nhanh chóng.
Gần đây, trên thế giới xảy ra nhiều vụ đầu tư tài chính gây thiệt hại lớn các ngân hàng do các cá nhân gây ra, dù quy chế kiểm soát ở các ngân hàng này thuộc loại cao cấp. Do đó, mô hình nào cũng cần phải có sự quản lý minh bạch và hệ thống báo cáo, kiểm soát liên tục.
Mỗi hình thức tổ chức đầu tư tài chính đều có ưu và nhược điểm, doanh nghiệp cần chọn lựa hình thức tổ chức sao cho phù hợp với tình hình doanh nghiệp, quy mô vốn đầu tư tài chính để đảm bảo đầu tư hiệu quả. Điều cần lưu ý là công tác đầu tư tài chính là một hoạt động đặc biệt so với các hoạt động sản xuất - kinh doanh bình thường nên cần có nhân viên chuyên nghiệp, hạn chế sử dụng nhân viên kiêm nhiệm. Vai trò của các cá nhân có trách nhiệm trong đầu tư tài chính rất quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của bất cứ mô hình tổ chức đầu tư tài chính nào. Việc chọn mô hình và nhân sự phù hợp sẽ làm cho hoạt động đầu tư tài chính đạt hiệu quả, góp phần làm tăng lợi nhuận chung của doanh nghiệp.