Miễn phí giao dịch: Câu chuyện từ thế giới tới Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tại Việt Nam, một vài công ty chứng khoán (CTCK) đã sử dụng chiến lược miễn phí giao dịch nhằm giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, chỉ còn 2 CTCK trụ lại với chiến lược không thu phí dài hơi này. 
Ảnh Internet Ảnh Internet

Miễn phí giao dịch: Chuyện không của riêng ai

Hiện nay, các công ty chứng khoán đi theo mô hình Fintech sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và robo advisor đã tạo sức ép đẩy mức phí giao dịch giảm sâu. 

Đã có nhiều công ty thu phí giao dịch rất thấp hoặc thậm chí không thu phí giao dịch để thu hút khách hàng. Với hy vọng bù đắp được khoản ‘mất mát’, họ chuyển sang thu các loại phí dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư có mức độ phức tạp cao, đòi hỏi kiến thức chuyên ngành sâu khi khách hàng có nhu cầu. 

Với mong muốn “mang đến cho mọi người con đường tiếp cận với các thị trường tài chính, không đơn thuần chỉ là sự giàu có”, Robinhood – cái tên của một anh hùng huyền thoại đã được đặt thành tên của một startup môi giới chứng khoán (4/2013). Và chỉ sau một thời gian ngắn startup này đã khiến các ông lớn chứng khoán phải kiêng nể, e dè.

Mức tăng trưởng chóng mặt về người dùng của Robinhood, từ 1 triệu vào năm 2016 tăng lên gần 10 triệu vào cuối năm 2019 và tăng thêm khoảng 3 triệu người nữa từ đầu năm 2020 đến nay, là minh chứng rõ ràng nhất cho nhu cầu trải nghiệm công nghệ và mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư chứng khoán hiện nay là phí giao dịch.

Nhìn vào cách mà Robinhood đã tự đặt mình một cách vững chãi trong không gian đang tăng trưởng của fintech, các “ông lớn” chứng khoán ở phố Wall và thế giới lo lắng, buộc phải chạy theo để giữ chân khách hàng

Tại Mỹ, hàng loạt công ty chứng khoán lớn như Schwab, TD Ameritrade, Fidelity, E*Trade, Square… đã quyết định thực hiện chính sách phí giao dịch bằng 0.

Ở Canada, Wealthsimple là một nền tảng quản lý tài sản kỹ thuật số hàng đầu cho phép khách hàng giao dịch cổ phiếu và quỹ ETF miễn phí.

Tại Anh, Revolut cùng 3 Fintech khác là eToro, Freetrade và Trading 212 cho phép khách hàng giao dịch cổ phiếu trực tuyến mà không phải trả phí.

Tại Nhật Bản, Nomura, một liên doanh môi giới chứng khoán trực tuyến thông qua LINE Securities không tính phí hoa hồng đối với giao dịch chứng khoán của khách hàng.

Và mới đây nhất, tại Hong Kong, Huatai International – công ty con của công ty chứng khoán lớn thứ 3 Trung Quốc đại lục đã tiến hành miễn phí môi giới và phí sử dụng nền tảng giao dịch chứng khoán cho khách hàng

Thực tế tại Việt Nam

Nắm rõ xu thế chung của thế giới, Bộ Tài chính đã quyết định bỏ quy định về phí sàn giao dịch chứng khoán từ ngày 15/2/2019 với lý do đây là xu hướng chung của các thị trường phát triển, việc miễn phí giao dịch của các công ty chứng khoán đã được hiện thực hóa. 

Một số CTCK Việt Nam đã dùng chiến lược “Robinhood” có thể hạn để đưa khách hàng về với mình, chẳng hạn như: VCBS, NHSV, VPS, … Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại chỉ còn 2 đại diện thực thi chiến lược dài hơi không thu phí này là AIS của Việt Nam và Pinetree của Hàn Quốc.

Theo các chuyên gia, cùng với diễn biến của dịch Covid-19 khiến giá cổ phiếu giảm sâu, việc xuất hiện CTCK miễn phí giao dịch cũng là một trong những lý do khiến lượng tại khoản mở mạnh trong thời điểm này.

Tập trung vào lợi ích của nhóm khách hàng tự giao dịch không sử dụng môi giới, ngay từ khi ra mắt, AIS là CTCK đầu tiên của Việt Nam định hướng không sử dụng dịch vụ môi giới để khách hàng được hưởng ưu đãi về phí giao dịch.

Dự đoán, thời gian tới, chiến lược miễn phí giao dịch dài hạn mà AIS đang theo đuổi sẽ thu hút nhiều hơn nữa sự quan tâm của các nhà đầu tư chứng khoán. 

Ngoài việc miễn phí giao dịch dài hạn, AIS cũng đang duy trì chính sách lãi suất vay margin chỉ 9%/năm. 

Thảo Như

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,177.4 -12.82 -1.09% 174,889 tỷ
HNX 222.63 -2.67 -1.2% 1,395 tỷ
UPCOM 87.51 -0.51 -0.59% 436 tỷ