[Megastory] Ông Phạm Tuấn Anh, người sáng lập trường Minh Việt (MVA): Chương 4 - Khát khao đưa thanh niên Việt Nam ra thế giới

Cuộc trò chuyện với ông Phạm Tuấn Anh, người sáng lập trường Minh Việt đầy ắp lòng trung thành, sự tận tâm, tinh thần hiến dâng cho quê hương được xếp đặt hài hòa trong tình yêu nhân loại.
[Megastory] Ông Phạm Tuấn Anh, người sáng lập trường Minh Việt (MVA): Chương 4 - Khát khao đưa thanh niên Việt Nam ra thế giới

Trong 30 năm qua, có một điều rất hay là mặc dù ông Phạm Tuấn Anh chỉ là “người ngoài”, tức là không bao giờ là người ở trong biên chế của Chính phủ Hoa Kỳ, nhưng ông may mắn được tham gia vào nhiều sự kiện quan trọng của mối quan hệ Việt - Mỹ kể từ những ngày đầu.

Góc nhìn của một người quan sát gần gũi trong một thời gian dài như vậy khiến ông có được những nhận định liền mạch, sâu sắc của một người trong cuộc về mối quan hệ Việt - Mỹ mà chúng tôi thấy rất đáng để độc giả của Báo Đầu tư tham khảo.

Ông nhận xét rằng, trong gần 30 năm qua kể từ khi bình thường hóa, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã đi được những bước rất xa. Hai nước đi từ quá khứ là kẻ thù không đội trời chung tới hiện tại là mối quan hệ toàn diện như giữa hai người bạn tốt. Cũng như con người, các quốc gia khi bỏ qua được những hận thù, sân si, rồi đến gần với nhau để cùng nhìn về tương lai tươi sáng thì cũng là điều vô cùng tốt đẹp.

Ông Phạm Tuấn Anh có niềm tin lạc quan rằng, Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ ngày càng tin tưởng nhau, ngày càng trở nên gần gũi, gắn bó với nhau để làm sao khai thác được cả hai khía cạnh: khía cạnh thực tiễn là lợi ích kinh tế cho hai quốc gia, cho người dân hai nước và khía cạnh lãng mạn, của sự hỗ trợ, bảo vệ, che chở của người bạn lớn, giàu có hơn, cho một người bạn còn yếu hơn, nghèo hơn.

Thưa ông, điều gì đã thúc đẩy ông chuyển sang làm giáo dục với việc sáng lập trường học trực tuyến Minh Việt (MVA) năm 2019?

- Sinh ra trong một gia đình cha mẹ đều là những người làm nghề giáo nên mong muốn làm giáo dục là khát khao hiển hiện tự nhiên trong tôi.

Tôi vẫn nhớ năm đầu tiên đi học cao học ở Mỹ ngành hành chính công, có một lần đi bộ buổi sáng đến trường với một người bạn tôi có nói với anh ấy rằng, mong muốn lớn nhất của tôi là một ngày nào đó được trở thành một người hiệu trưởng dạy những học sinh bé Việt Nam từ lúc còn nhỏ tới khi trưởng thành thành đạt. Người bạn ngỏ lời khuyến khích nhưng chính tôi cũng nghĩ là việc đó khó có bao giờ xảy ra.

Dù bận rộn đi làm việc cho những tổ chức phát triển nhưng tôi vẫn luôn nghĩ là tôi là người may mắn có được cơ hội học tập ở Mỹ thì một cách trả ơn cuộc đời là mang những cơ hội tương tự cho người khác. Với suy nghĩ đó, bên cạnh công việc chuyên môn, tôi cũng thường xuyên hỗ trợ dạy dỗ và kèm cặp khoảng 20 bạn trẻ tới Mỹ học tập và làm việc rất thành công trong 20 năm trước khi mở trường Minh Việt.

Năm 2018 là thời của chính quyền Tổng thống Donald Trump và tôi không có liên quan gì đến công việc của Chính phủ Hoa Kỳ. Lúc rảnh đọc Facebook thấy một số bạn bè viết tiếng Anh còn sau ngữ pháp. Nhân có nghề tay trái làm biên tập tiếng Anh, tôi mới quyết định mời các bạn bè Facebook học lại ngữ pháp tiếng Anh với tôi. Hàng ngày tôi sẽ giảng những vấn đề về ngữ pháp theo cách dễ hiểu và học phí chỉ là 1 USD/một tuần học.

Với học phí thấp như thế, ngay lập tức có rất nhiều người tham gia học nên tôi gọi chương trình là Tiếng Anh bạn Gấu (TABG) - Gấu là tên ở nhà của tôi. Các bạn đi học với tôi được khoảng 6 tháng là hết phần ngữ pháp, sau đó chúng tôi chuyển sang phần ứng dụng đọc dịch.

Lúc đó, tình cờ tôi tìm được chương trình Zoom, bây giờ ứng dụng này rất phổ biến nhưng khi đó thì không ai biết cả và tôi thử dùng chương trình này cho lớp học của TABG. Tôi nhận ra là chương trình này chạy rất ổn định và bất thình lình nghĩ ra rằng thôi đây chính là cái mình tìm kiếm lâu nay. Zoom là công cụ hữu hiệu để tôi kết nối các thầy cô giáo ở Mỹ với học sinh ở Việt Nam.

Các giáo viên ở Mỹ có sự chênh lệch múi giờ chừng nửa ngày với Việt Nam. Chiều tối ở Việt Nam cũng là buổi sáng sớm ở Mỹ là lúc giáo viên đa số rảnh rỗi trong khi lúc đó lại là giờ cao điểm học thêm của học sinh ở Việt Nam. Như thế chúng ta có ngay một mối quan hệ cung cầu rất tốt.

Và giờ thì chỉ cần có một ai đó tạo ra một nơi giúp cung cầu gặp được nhau. Đó là lý do mà vào tháng 7/2019, tôi thành lập Trường Minh Việt (Minh Viet Academy - MVA) là trường online với các giáo viên Mỹ đa số có bằng cao học và chứng chỉ giảng dạy chương trình phổ thông của Mỹ cho học sinh Việt Nam.

Ban đầu trường chỉ có các lớp 6, 7, 8, 9 với hai lớp 4 và 5 học chuẩn bị. Năm nay là năm thứ tư MVA vận hành và chúng tôi giờ có 14 cấp lớp cho các học sinh từ 3 đến 17 tuổi. Năm nay là năm chúng tôi có lớp 12 đầu tiên.

Dù kế hoạch ban đầu là lớp này là lớp đầu tiên nộp đơn đi học đại học ở Mỹ nhưng năm ngoái chúng tôi đã có một số bạn 18 tuổi học lùi với lớp 11 nộp đơn đi Mỹ và đã sang học ở Mỹ với học bổng cao cho đến toàn phần.

Mục đích của chúng tôi là đưa được càng nhiều học sinh sang Mỹ học đại học càng tốt với mức chi phí thật thấp cho các gia đình Việt Nam còn nghèo.

MVA cho các học sinh học tập kiến thức của học sinh phổ thông của Mỹ và những môn phụ trợ khác để các em khi lên đường lúc 18 tuổi đã thực sự là công dân thế giới nhưng vẫn hiểu biết và gắn bó với ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam.

Nhưng liệu có sự khác biệt nào về triết lý giáo dục giữa Việt Nam và thế giới không, thưa ông?

- Đầu tư vào giáo dục là một thứ đầu tư luôn có lãi. Điều này đúng trong một gia đình, một xã hội, đúng cho toàn thế giới.

Chúng ta đầu tư vào giáo dục có nghĩa là chúng ta đầu tư vào xây dựng nguồn vốn con người. Nguồn vốn con người càng có năng lực cao thì sức sáng tạo của họ, năng suất của họ, sức lao động và những kết quả của sức lao động của họ sẽ tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng ngày càng cao cho xã hội.

Các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao thì trong một thế giới ngày càng phát triển, nơi mà công nghệ đang tăng trưởng vũ bão sẽ mang lại càng nhiều những lợi ích thực dụng tuyệt vời mà chúng ta hôm nay đang được hưởng như mạng internet, mạng xã hội, các ứng dụng giao tiếp trong thời gian thực. Tất cả những thành quả đó đều đến từ những việc ở đâu đó trong quá khứ người ta đã đầu tư vào giáo dục và tạo ra những người lao động tri thức chất lượng cao.

Ngày hôm nay trong nền kinh tế tri thức toàn cầu thì người Việt Nam chúng ta đang đóng vai người hái quả nhiều hơn là vai người trồng cấy. Lý do của thực tế này cũng có nguyên nhân lịch sử. Chúng ta mới thoát ra khỏi chiến tranh và nghèo đói được một thời gian rất ngắn.

Thêm nữa, mặc dù chúng ta thừa hưởng truyền thống tốt từ cha ông đề cao giáo dục, nhưng thứ giáo dục chúng ta đề cao lại chú trọng vào việc tầm chương trích cú đi theo lối mòn của học thuộc, những khuôn mẫu, lề lối cũ, để viết những câu thơ văn hay đẹp chứ không chú trọng vào áp dụng, thực hành, sáng tạo, mở lối.

Có một vài bậc tiền bối trong lịch sử Việt Nam như Trạng lường Lương Thế Vinh cũng đã học toán rồi dạy dỗ những phép làm toán phục vụ chỉ cho những nhu cầu đo điền thổ, tính khối lượng giản đơn. Chúng ta không có truyền thống về nghiên cứu và phát kiến nên cũng không có thành quả về những lĩnh vực này.

Việt Nam là một nước có truyền thống nghèo và trong một đất nước nghèo thì học tập là một thứ đặc ân chứ không phải là một thứ quyền. Nguồn lực xã hội dành cho giáo dục là rất hạn chế trong khi người muốn học thì lại có rất nhiều dẫn đến việc giáo dục trở thành một thứ ban phát, được trao tặng chỉ cho những người tài giỏi nhất. Người ta phải chứng minh là người ta xứng đáng được hưởng đặc ân giáo dục qua các kỳ thi mỗi lúc một khó. Một số kỳ thi gần đây mà người thi được điểm gần tuyệt đối 29-30 điểm còn chưa chắc trúng tuyển là ví dụ cho những gì tôi mới trình bày ban nãy.

Thế giới hiện nay đã đi rất xa khỏi triết lý về giáo dục là phần thưởng để ban phát. Giáo dục không có nghĩa là xã hội làm ơn, ban phát cơ hội học hành cho người học mà ngược lại người học đang làm ơn cho xã hội. Từ lâu, họ đã chuyển sang cách nghĩ rằng người nào học là họ làm ơn cho xã hội.

Cách nghĩ này có cái lý tự nhiên đúng rất dễ thấy. Bởi vì nói rất đơn giản thì một người học tốt và ra đi làm thành công giúp xã hội bớt đi một người nghèo, một người yếu, một người khổ, một gánh nặng cho xã hội. Một xã hội có phong trào học tập tốt thì sẽ không chỉ có nhiều ý tưởng sáng tạo cách tân kích thích tăng trưởng kinh tế mà còn làm giảm đi gánh nặng của hệ thống trợ cấp xã hội.

Tôi tin rằng khi nền kinh tế phát triển đủ cao thì nó sẽ đòi hỏi nền giáo dục phải tự thay đổi cho phù hợp và như thế tương lai của giáo dục Việt Nam chắc chắn cũng sẽ đi theo quỹ đạo và triết lý tương tự như của phần lớn thế giới.

Tôi thấy, thực tế có lẽ giống như ông nhận định là giáo dục ở Việt Nam đang chịu nhiều sức ép đến từ việc số người học tăng nhanh hơn tăng trưởng về hạ tầng giáo dục. Trong tình hình đó thì liệu ông có nghĩ là thay đổi triết lý giáo dục cũng là việc khó làm?

- Gần đây một trường mẫu giáo công lập chỉ có 120 chỗ cho các cháu mà lại có mấy trăm học sinh có nhu cầu nên cha mẹ phải gắp thăm để xem ai may mắn được vào trường. Đấy chính là một ví dụ về sự quá tải mà chị nhắc đến.

Thời đại mới có những cung cách sáng tạo mà chúng ta có thể xem xét nghiên cứu áp dụng để giảm bớt áp lực cho hạ tầng giáo dục, để tối đa hóa lợi ích của chi tiêu công cho giáo dục. Chúng ta có thể đưa công nghệ vào giáo dục để mang kiến thức đến cho đông người hơn với chi phí càng ngày càng thấp hơn.

Hiện nay nhờ phát triển của công nghệ mà nhiều chương trình học không cần dùng đến trường thực thể nữa. Tôi đang muốn nói đến mô hình giáo dục trực tuyến hoặc là giáo dục trực tuyến kết hợp với giáo dục trong đời thực. Nếu chúng ta tìm ra được một kết hợp hợp lý thì có thể mang lợi ích giáo dục đến cho rất nhiều người với chi phí rất thấp.

Ở Việt Nam hiện nay, giáo dục công là lựa chọn rẻ tiền phù hợp với số đông dân chúng nhưng có nhược điểm của sự quá tải như chúng ta vừa cùng xem xét. Sĩ số trong lớp học ở trường tiểu học công có thể lên tới 70 học sinh trong một lớp. Tình hình này có lẽ sẽ khó cải thiện nhiều trong những năm tới đây.

Các gia đình có điều kiện kinh tế hơn hoặc không đủ điều kiện để cho con học trường công có thể lựa chọn các trường tư có mặt ở mọi cấp học, với các sản phẩm giáo dục đủ mức giá từ các nhóm trông trẻ, mầm non ở khu phố cho tới các trường quốc tế giảng dạy chương trình quốc tế bằng tiếng Anh mà học phí năm có thể lên tới cả tỷ đồng.

Khoản học phí khổng lồ này là tương đương với thu nhập trung bình nhiều năm của đa số các gia đình Việt Nam. Thế nhưng vẫn có nhiều người chọn cho con theo học các chương trình quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh do có một nhóm dân số nhỏ hiện nay có mức sống và thu nhập rất cao.

Triết lý của tôi là chúng ta có thể mang một nền giáo dục quốc tế đến cho học sinh Việt Nam với chi phí rất thấp. Xuất thân là con nhà nghèo nên tôi cảm thấy không vui khi thấy con nhà nghèo lại tiếp tục đi lối mòn nhà nghèo của cha mẹ, kiểu như “Con vua thì lại làm vua/ Con sãi ở chùa lại quét lá đa”. Con nhà giàu đi học trường quốc tế có điều kiện để khi lớn lên lại thành nhà giàu. Con nhà nghèo không có tiền phải đi học trường làng khi lớn lên lại vẫn chỉ nghèo như cha mẹ.

Liệu chúng ta có thể làm gì để con nhà nghèo cũng có thể có được sự tiếp cận giáo dục quốc tế với chi phí hợp túi tiền cha mẹ? Làm được vậy chúng ta tạo điều kiện để cho con nhà sãi về sau không phải quét lá đa nữa, để họ có được cơ hội tương đối bình đẳng so với con nhà vua.

Tuy nhiên, mang kiến thức quốc tế tới cho con nhà nghèo mới chỉ là một nửa của phương trình. Nửa kia đòi hỏi chúng ta phải trả lời câu hỏi là học sinh con nhà nghèo sẽ làm gì với kiến thức của thế giới khi mà nền kinh tế ở địa phương còn chưa có nhiều công việc làm đòi hỏi trình độ cao của họ?

Giải pháp của tôi là làm sao để đưa các cháu ra nước ngoài bởi vì thế giới rất rộng lớn và nhu cầu cho người lao động trí thức trên thế giới hiện nay là rất cao. Tức là trí tuệ của người Việt Nam mình có nhiều cơ hội phát triển trên thế giới.

Như vậy có thể tóm lược lại giải pháp trọn bộ của tôi theo trình tự thế này. Đầu tiên, chúng ta dùng công nghệ để mang kiến thức thế giới, tiếng Anh và các ngoại ngữ khác, đến cho thật nhiều học sinh Việt Nam để họ có căn bản tốt nhất để trở thành những người lao động chất lượng cao.

Sau đó, chúng ta đưa họ ra thế giới để học hành thêm, để khai phá hết tiềm năng, tài năng của họ. Cuối cùng thì chúng ta gửi họ tới các công ty lớn của thế giới như là những mặt hàng Việt Nam chất lượng cao.

Đây cũng là xuất khẩu lao động nhưng không phải xuất khẩu lao động như trước đây chúng ta làm với lao động phổ thông chuyên môn thấp. Tôi muốn xuất khẩu những người lao động chất lượng rất cao mà thế giới sẽ phải trả những khoản lương rất cao cho họ.

Các công ty công nghệ thế giới trả lương cho nhân viên 200.000 USD/năm là việc rất bình thường. Hãy thử tưởng tượng chúng ta gửi được 10.000 người lao động chất lượng cao như vậy ra thế giới thì lợi ích cho đất nước sẽ lớn nhường nào?

Là một trường học với chương trình học của Mỹ, giáo viên Mỹ, vậy học phí của MVA như thế nào, thưa ông? Và ông cũng có thể nói thêm xem với học phí như vậy thì học sinh nhận được những gì từ MVA?

- Học phí của MVA rất thấp, trung bình chỉ có vài chục đô một tháng. Tính ra học phí trung bình một giờ học chỉ khoảng 25 ngàn đồng mà cha mẹ không cần đưa đón con vất vả. Những ngày mưa gió bão ở Việt Nam lúc nhiều nhà phải lội nước tới yên xe máy để đi học thêm thì học sinh MVA ngồi ở nhà ấm áp và học tập với các giáo viên ở Mỹ.

Chúng tôi cố gắng để mang lợi ích tốt nhất đến cho học sinh Việt Nam, mang sự lựa chọn học thêm để chuẩn bị cho các cháu vươn ra thế giới. Ngôn ngữ của chương trình giảng dạy là bằng tiếng Anh. Các giáo viên Mỹ dạy cho học sinh Việt Nam bằng tiếng Anh với chương trình học tập của Mỹ được rút gọn một chút. Về căn bản là các con được tiếp xúc với hầu hết các kiến thức có thể giúp các con vào đại học thế giới thành công.

Khi mở trường, mong muốn của tôi là mang lợi ích giáo dục quốc tế tốt nhất đến cho các gia đình Việt Nam. Tôi tin vào lợi ích của chương trình đó đến mức mà tôi nói rằng các gia đình có thể học hết học kỳ và nếu họ cảm thấy chương trình không giúp ích cho con họ thì họ có thể yêu cầu hoàn tiền và nhận lại toàn bộ học phí đã đóng.

Kết thúc học kỳ đầu tiên của năm học đầu tiên, có một nửa các gia đình đã xin nghỉ và lấy lại tiền học phí đã đóng. Họ nói là con họ bận rộn ở trường do sức ép học thêm ở trường quá lớn. Họ không nói là chất lượng giảng dạy của chúng tôi không tốt.

Bởi vì chúng tôi tôn trọng lời hứa của mình nên chúng tôi hoàn tiền học phí lại ngay cho một nửa các gia đình đó. Khi hoàn tiền xong thì chúng tôi chấp chới. Đó là khoảnh khắc khó khăn tưởng như dự án không còn đi được nữa do thu nhập bị giảm quá nhiều. Ngay sau đó, chúng tôi lập tức mở các lớp 1-2-3 và lượng học sinh từ các khối lớp này đã cứu trường một bàn thua trông thấy.

Trong gần bốn năm vận hành vừa rồi, tôi nhận thấy có một điều rất lạ là con nhà nghèo, không có điều kiện lại thành công hơn ở MVA so với con nhà có điều kiện kinh tế hơn.

Tôi nghĩ lý do ở đây là khi một gia đình có điều kiện kinh tế thì họ có nhiều lựa chọn về giáo dục cho con. Họ cảm thấy học phí của MVA chỉ vài chục USD một tháng là con số nhỏ quá. Họ cảm thấy như họ chưa tối đa hóa lợi ích giáo dục cho con nếu chỉ tiêu số tiền quá nhỏ như thế cho giáo dục. Họ sợ là học phí thấp như thế thì chất lượng có đảm bảo không. Họ nghĩ là cần phải chi nhiều hơn cho giáo dục thì mới đảm bảo được tương lai cho các con.

Vậy nên chính những gia đình có nhiều tiền, điều kiện kinh tế thường bỏ cuộc sớm, và không cảm nhận được lợi ích mà chúng tôi mang lại. Ngược lại, con của những gia đình nghèo chạy ăn từng bữa, việc học phí thấp để học tập với giáo viên Mỹ, với chương trình học của Mỹ thì đúng là chỉ có trong mơ. Khi họ tin và yêu thì lợi ích của MVA nở hoa trong những gia đình như vậy. Tất nhiên cũng có ngoại lệ nhưng mà tình hình nói chung là như thế.

Kết thúc học kỳ đầu tiên của năm học đầu tiên, có một nửa các gia đình đã xin nghỉ và lấy lại tiền học phí đã đóng. Họ nói là con họ bận rộn ở trường do sức ép học thêm ở trường quá lớn. Họ không nói là chất lượng giảng dạy của chúng tôi không tốt.

Bởi vì chúng tôi tôn trọng lời hứa của mình nên chúng tôi hoàn tiền học phí lại ngay cho một nửa các gia đình đó. Khi hoàn tiền xong thì chúng tôi chấp chới. Đó là khoảnh khắc khó khăn tưởng như dự án không còn đi được nữa do thu nhập bị giảm quá nhiều. Ngay sau đó thì chúng tôi lập tức mở các lớp 1-2-3 và lượng học sinh từ các khối lớp này đã cứu được trường một bàn thua trông thấy.

Trong gần bốn năm vận hành vừa rồi, tôi nhận thấy có một điều rất lạ là con nhà nghèo, không có điều kiện, lại thành công hơn ở MVA so với con nhà có điều kiện kinh tế hơn. Tôi nghĩ lý do ở đây là khi một gia đình có điều kiện kinh tế, họ có nhiều lựa chọn về giáo dục cho con. Họ cảm thấy học phí của MVA chỉ vài chục USD một tháng là con số nhỏ quá. Họ cảm thấy như vậy họ chưa tối đa hóa lợi ích giáo dục cho con nếu chỉ tiêu số tiền quá nhỏ như thế cho giáo dục. Họ sợ là học phí thấp như thế liệu chất lượng có đảm bảo không. Họ nghĩ là cần phải chi nhiều hơn cho giáo dục thì mới đảm bảo được tương lai cho các con.

Vậy thì là chính những gia đình có nhiều tiền, điều kiện kinh tế tốt hơn thì thường bỏ cuộc sớm, và không cảm nhận được trọn vẹn lợi ích mà chúng tôi mang lại. Ngược lại, con của những gia đình nghèo chạy ăn từng bữa, thì học phí thấp như thế để học tập với giáo viên Mỹ với chương trình học của Mỹ thì đúng là chỉ có trong mơ. Khi họ tin và yêu thì lợi ích của MVA nở hoa trong những gia đình như vậy. Tất nhiên cũng có ngoại lệ nhưng mà tình hình nói chung là như vậy.

Như vậy là có sự tương phản rõ rệt giữa mức thu nhập của các gia đình, hay là giữa các gia đình ở tỉnh xa, ngoài các trung tâm lớn. Những người có điều kiện hơn dễ bỏ cuộc hơn. Ngoài ra chúng tôi cũng chịu áp lực từ các lựa chọn học thêm khác. Chúng ta mất nhiều học sinh của các lớp sắp thi chuyển cấp.

Tuy nhiên, chúng tôi luôn đề cao nhân phẩm của cả học sinh và của chúng tôi bằng cách tạo điều kiện tốt nhất, linh hoạt nhất để các gia đình vào ra thoải mái. Chúng tôi không bao giờ mời chào, tiếp thị, níu kéo: ai muốn đến thì đến, ai muốn đi thì đi, hết sức thoải mái. Chúng tôi tin là lựa chọn giáo dục của chúng tôi là rất tốt nhưng vẫn cần phải có một thứ duyên đưa gia đình tới trường và ở lại cùng chăm con học tập với nhau.

Chúng tôi luôn tạo điều kiện để cho những gia đình điều kiện kinh tế kém có thể thanh toán học phí một cách linh hoạt và không để cho tiền bạc trở thành rào cản ngăn con người ta đến với giáo dục quốc tế.

Chúng tôi cũng có chính sách là trong thời gian theo học ở trường, nếu một học sinh mất cha hay mẹ thì chúng tôi cung cấp học bổng trọn vẹn từ lúc đó cho đến lúc học sinh học hết lớp 12.

Chúng tôi muốn mang món quà giáo dục để bù đắp phần nào cho sự mất mát to lớn mà các em phải chịu, để thay mặt cha mẹ học sinh nâng đỡ người con người trứng nước để các con có phương tiện đi ra thế giới, để vẫn nên người. Trên thực tế, chúng tôi có một số học sinh được áp dụng chính sách tình cảm này.

Ba mươi năm qua của cuộc đời tôi là một hành trình cá nhân thật dài, thật có ý nghĩa, với thành công không thể tin được nếu xem xét trong so sánh với hành trang ít ỏi tôi có khi khởi hành. Ngày đó có một cái bánh mì ăn trưa mỗi ngày đi học cũng không phải dễ ấy thế mà tôi đã đi được thật xa như thế này. Sự biết ơn những ánh sáng nào đó đã soi đường khiến tôi hiểu được là ba mươi năm tới tôi có một trách nhiệm đạo đức giúp tạo ra được nhiều người Việt Nam đi ra thế giới thành công như hoặc hơn tôi nữa.

Là một người mồ côi bố từ năm 4 tuổi, tôi rất xúc động khi nghe ông nói về chính sách nhân văn mà Minh Việt dành cho học sinh không may mất cha mẹ. Tôi cảm nhận được sâu sắc những giá trị quý báu mà dự án Minh Việt muốn mang và trên thực tế là đang mang đến cho cộng đồng rồi. Không biết ông có đặt mục tiêu cụ thể nào cho dự án MVA không?

- Kế hoạch của tôi là làm sao trong ba mươi năm tới đưa được 10.000 thanh niên Việt Nam ra thế giới rồi đưa họ vào các chính phủ thế giới, các tổ chức toàn cầu, các công ty đa quốc gia, các tổ chức đa phương và quốc tế, các đại học và viện nghiên cứu, các bệnh viện, các dàn nhạc giao hưởng, các nhạc viện, các trường nấu ăn, các bảo tàng hàng đầu,...

Tóm lại là tôi muốn đưa những người Việt xuất sắc tới những nơi đặc sắc của thế giới để họ nở hoa trọn vẹn tiềm năng và tài năng của họ. Lợi ích mà họ tạo ra dù là vô hình hay hữu hình sẽ làm lợi không chỉ cho họ và gia đình mà còn cho đất nước ta, dân tộc ta.

Đây không phải là mơ hoang tưởng tượng. Thời gian qua, chúng tôi đã làm được một phần kế hoạch đó và giúp không ít bạn trẻ thành công.

Nhiệm vụ của tôi và thách thức lớn nhất là, làm sao làm được điều đó cho con nhà nghèo Việt Nam để họ có được cơ hội đi lên đỉnh cao thế giới như tôi đã đi thành công với chi phí chỉ bằng một chiếc bánh mì mỗi ngày.

Mặc dù mạng Internet hay Youtube và Tiktok tạo ra cảm giác là bọn trẻ đã giống nhau ở khắp thế giới, thực tế là trẻ em Việt Nam vẫn cần phải tiếp cận được giáo dục quốc tế và kiến thức có hệ thống thì mới thành công được trên trường quốc tế. Điều MVA đang làm là tạo ra hiệu ứng bình thông nhau để các bạn trẻ Việt Nam vươn lên đứng ngang hàng về kiến thức với các bạn trẻ thế giới.

Những năm qua, tôi đã đạt được thành công ban đầu với MVA. Hàng ngàn học sinh MVA hàng ngày ngồi học thoải mái bằng tiếng Anh với giáo viên Mỹ. Tất cả các em giờ đã trở thành những học sinh Mỹ đúng nghĩa, trong khi vẫn ngồi ở Việt Nam. Chi phí học phí cho gia đình chỉ khoảng 2 USD/ngày là mức học phí đa số các gia đình có thể chịu được.

Năm 2022-2023 này, học phí của MVA đã giảm một nửa so với năm đầu. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục giảm học phí nữa để giúp cho càng nhiều học sinh Việt Nam từ các gia đình nghèo, vùng kém phát triển có thể đi ra thế giới.

Là người yêu nước và có trái tim giàu tình cảm, chắc hẳn ông đã gửi gắm nhiều điều vào tên trường Minh Việt?

- Minh Việt là tên hai con trai tôi. Con trai lớn của tôi được đặt tên theo em trai tôi là Phạm Tuấn Minh. Bạn Minh chú sinh năm 1984 lúc gia đình ở đáy của sự nghèo nên lúc bé quặt quẹo ốm đau phải đi cấp cứu mấy lần tưởng không qua khỏi. Lớn lên bạn ấy học chuyên Toán rồi sang Mỹ học đại học ngành Toán, và học tiến sĩ ngành Vận trù học. Phạm Tuấn Minh giờ đang làm Giáo sư ở Đại học San Francisco ở Bang California và có nhiều thành tích nghiên cứu và giảng dạy rất tốt. Bạn ấy là người đầu tiên mà tôi kèm cặp đưa tới thành công.

Đặt tên con trai thứ hai là Việt vì tôi nhận thức ra là thế hệ tôi là thế hệ cuối cùng trong gia đình gắn bó máu thịt với Việt Nam. Các con tôi lớn lên chắc vẫn rất yêu Việt Nam, quý Việt Nam, thương Việt Nam, thích ăn đồ ăn Việt Nam nhưng sự gắn bó không bao giờ có thể được như những đứa trẻ như tôi được sinh ra và lớn lên, gắn bó từ nhỏ với Việt Nam. Có những thứ truyện cổ tích, những câu nói khéo, những câu tục ngữ, ca dao của Việt Nam nằm sâu ở trong tâm thức ở Việt Nam thì các con lớn lên ở Mỹ không bao giờ có thể hiểu và cảm nhận được.

Với tấm lòng nghĩ về Việt Nam và gửi gắm tình yêu quê hương cho các con thì đặt tên cho con thứ hai là Việt để mong các con luôn nhớ đến rồi làm nhiều việc tốt cho quê hương Việt Nam.

Cháu Minh được gặp Tổng thống Obama lúc 6 tuổi và được Tổng thống gửi cho lời chúc: “Dream big dreams” tức là “Hãy mơ những ước mơ lớn”. Hai cháu Minh và Việt cũng đã được gặp Tổng thống Biden lúc bạn Minh 12 tuổi. Tôi mong hai con lớn lên thành công ở Mỹ, nếu được thì tham gia vào chính trường Mỹ và làm rạng danh quê hương Việt Nam.

Minh Việt ý nghĩa cũng là một thứ đẹp, đó là mong muốn trong một tương lai tươi sáng, rạng rỡ cho đất nước Việt Nam. Khi đặt tên trường là Minh Việt, tôi muốn gửi gắm mong ước cho Việt Nam phát triển rạng rỡ, nhưng đồng thời để tên hai con thì tôi cũng muốn gửi cam kết là tôi luôn coi các cháu học sinh MVA như là con tôi.

Tôi mong học sinh MVA lớn lên sẽ mang những điều tốt đẹp và tươi sáng đến cho tương lai của đất nước. Minh Việt vì thế là một tên tốt để gửi gắm nhiều ý nghĩa chân thành.

Dù mới có cơ hội xem vài tập đầu trong Dự án San Du ký (Sanzuky) một dự án học mà chơi, có mục đích trồng người của MVA, nhưng tôi thực sự rất ấn tượng. Cảm giác hành trình ánh sáng của San thật giống với cuộc đời ông? Ông có thể chia sẻ thêm về dự án ý nghĩa này?

- San Du ký (Sanzuky) là một dự án tôi ấp ủ từ lâu và dành nhiều tâm huyết. Đó là hành trình của một cậu bé Việt Nam đi ra thế giới.

Dự án khởi đầu hồi tháng 6/2020, ban đầu dự định là một truyện truyền thanh dạng podcast phát hàng ngày như là một truyện đọc trước khi ngủ dành cho các cháu từ 8 tuổi trở lên. Cuối cùng chúng tôi biến các tập thành phim hoạt hình và đã làm được 84 tập. Các tập đều có hình họa do nhóm họa sĩ trẻ rất giỏi của Minh Việt vẽ, đi kèm âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Lê Tâm, và các hiệu ứng kỹ xảo đặc biệt của thày Nguyễn Long Hưng là giáo viên Đại học SKĐA. Nhóm làm San Du ký hiện có hơn 20 thành viên, người nào cũng yêu quý dự án và nhân vật San.

Nhân vật chính trong truyện là San, một bạn trai Việt Nam 12 tuổi. Tình cờ San được chọn tham gia một chuyến du hành vòng quanh thế giới cùng một nhóm các bạn trẻ quốc tế cùng tuổi để hỗ trợ thực hiện một sứ mệnh cao cả.

Tạo hình nhân vật San trong San Du ký.

Tạo hình nhân vật San trong San Du ký.

Để được chọn tham gia, các thành viên của Biệt đội Ánh sáng gồm 3 nam, 2 nữ đã phải trải qua những thử thách kỹ năng sinh tồn ở thảo nguyên Mông Cổ, ở biển đảo Philippines, ở rừng già Campuchia. Chuyến đi sau đó đưa nhóm qua rất nhiều quốc gia từ Hà Nội đi Trung Quốc, Campuchia, Singapore, vv. Hiện nay hành trình đang ở New Zealand và xin bật mí là hành trình sẽ đi tiếp lên Tân Đảo, Hawaii rồi qua Mỹ.

Các nội dung học tập được lồng ghép vào trong hành trình bao gồm kiến thức về lịch sử, địa lý, toán học, vật lý, khoa học nói chung, văn học, âm nhạc, văn hóa, ngoại ngữ. Các thành viên cũng được học các kỹ năng hoàn thiện con người có ích trong tự nhiên và trong đời sống hiện đại.

Chúng tôi tin rằng tham gia vào hành trình này, các bạn học sinh Việt Nam sẽ thu được lượng kiến thức rất lớn về thế giới, giúp các bạn thừa sức "sánh ngang với các cường quốc năm châu". Các bạn cũng sẽ phát triển được kỹ năng tư duy, lòng trắc ẩn, tinh thần công dân toàn cầu, ý thức trách nhiệm, và trên hết là tình yêu gia đình và tổ quốc.

Việt Nam hiện nay vẫn là một nước nghèo trên thế giới. Tiềm năng của chúng ta có rất nhiều, dân số đông và con người chăm chỉ lao động, nhưng có những thứ thuộc về lịch sử và số phận của một dân tộc khiến cho Việt Nam vẫn là nước nằm trong nhóm có thu nhập thấp trên thế giới. Trẻ em Việt Nam ta là con nhà nghèo nên ít có cơ hội đi ra khám phá thế giới.

Khi đi ra thế giới, người Việt Nam thường hơi chịu lép vế, cảm giác như thế giới thuộc về ai khác, chúng ta chỉ là những người đi nhờ trên chuyến tàu đi xa thế giới mà thôi. Xuất thân của tôi cũng là con nhà nghèo, nhưng may sao có được một sự kiên định về tính cách làm kim chỉ Nam cho đời sống.

Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, mình vẫn không bỏ qua những nguyên tắc căn bản của con người về sống tình cảm, tử tế, giúp đỡ những người khó hơn, nghèo hơn mình. Mình luôn chăm lo cho gia đình và bè bạn, suy ngẫm những điều tốt đẹp, không làm điều gì xấu ngay cả khi đối mặt với nghịch cảnh, rủi ro, nguy hiểm. Dù thế nào đi nữa, mình nhận những cái thiệt về mình và nhường những cái lợi cho người khác trước.

Nói thì nghe giống như hô khẩu hiệu, nhưng với tôi, dù có phải đối mặt với cái chết đi chăng nữa, tôi cũng không lừa dối hay gây đau khổ cho người khác. Những nguyên tắc nằm lòng đó tôi muốn gửi gắm vào cậu bé San.

San đi ra thế giới để tiếp xúc với những giá trị phổ quát và đó là hành trình ánh sáng tiến tới một mặt trời chung của nhân loại. Rõ ràng trên thế giới có tồn tại một hệ giá trị chung, những thứ ánh sáng chung của nhân loại soi sáng cho cuộc đời của từng con người. Đứa trẻ nghèo Việt Nam đi về phía đó là điều rất tốt.

Tôi cũng khuyến khích con các gia đình dù nghèo cũng nên đi ra thế giới để biết mình là ai, đất nước mình như thế nào trong tương quan với thế giới. Muốn hoàn thiện mình và phát triển đất nước thì người trẻ bắt buộc phải đi ra để tiếp xúc với bên ngoài.

Tôi muốn gửi gắm mơ ước đi ra thế giới cho người trẻ Việt Nam thông qua hình tượng của San. Đây là một sê-ri thoạt nghe có vẻ giáo điều, rao giảng nhưng thực ra không phải vậy. San Du ký là một câu chuyện rất thú vị, có nhiều khoảnh khắc xúc động, hài hước, có nhiều mối duyên, mà tôi rất mong gửi gắm đến bạn đọc của Báo Đầu tư để mọi người cùng biết.

Tôi xin gửi link và mời bạn đọc cùng đón xem 83 tập đầu tiên miễn phí cho công chúng. Tôi rất mong Báo Đầu tư chuyển đến độc gia món quà của chúng tôi tặng cho tuổi trẻ và các gia đình Việt Nam để mọi người có thêm chất xúc tác, thêm cảm hứng để đi ra thế giới.

Click vào đây để xem

Click vào đây để xem

Như phần chia sẻ của ông thì tại MVA, những học sinh nghèo thường có thành tích học tập tốt hơn học sinh con nhà khá giả. Đây dường như là một nghịch lý, khi mà những học sinh ở vùng nông thôn thường chưa có nhiều kiến thức về tiếng Anh, chưa nghe nói được tiếng Anh mà vẫn có thể theo học một chương trình đào tạo của Mỹ và được dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, thưa ông?

- Triết lý ở Việt Nam lâu nay là việc học tiếng Anh chỉ là để biết tiếng Anh. Chúng ta nghĩ rằng, cứ phải học tiếng Anh đã rồi mới đi học cái khác được. Đó là một quá trình nhân đôi thời gian, công sức. Người ta rất khó để học ngoại ngữ đến mức đủ để học cái gì khác. Thậm chí có những người không bao giờ vượt qua được cửa ải học ngoại ngữ.

Học sinh MVA học ngoại ngữ thẳng qua quá trình học tập. Tiếng Anh không phải là mục đích học nữa, mà là học kiến thức. Lúc đầu, học sinh có thể không biết nhiều tiếng Anh nhưng rồi giống hệt cách các cháu học tiếng Việt, sau một thời gian ngắn học kiến thức thì tiếng Anh cứ dần dần thấm vào. Các học sinh sẽ có tiếng Anh chuẩn với phát âm giống hệt các giáo viên Mỹ.

Sau ba năm vận hành, Minh Việt đã tạo ra hàng ngàn học sinh giỏi tiếng Anh mà cha mẹ không giải thích được vì sao các bạn lại giỏi thế. Chẳng qua là các cháu học kiến thức rồi tiếng Anh tự ngấm vào. Đó là cách dễ nhất để có tiếng Anh.

Ngay cả những học sinh chỉ biết vài từ tiếng Anh lúc bắt đầu thì sau khi vào học trong môi trường MVA được nghe các giáo viên Mỹ dạy bảo hàng ngày, được hướng dẫn cách đọc cách học thì rồi tự nhiên cũng biết đủ kiến thức bằng tiếng Anh.

Có nhiều học sinh của Minh Việt sống ở nông thôn, ở những nơi người ta không có điều kiện học thêm tiếng Anh ở bất kỳ đâu, nhưng do nhờ học Minh Việt, các cháu bây giờ nói tiếng Anh như trẻ con Mỹ. Người ngoài nghe các cháu nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh thì đoán cháu bé là Việt kiều hay là cha mẹ chắc phải đầu tư nhiều tiền bạc cho cháu học. Kỳ thực là gia đình chỉ tiêu vài trăm USD một năm, một đến cùng lắm là hai năm học là đạt được thành quả như thế rồi.

Đây là một món quà tuyệt vời cho các con, vì các con không chỉ có kiến thức giống như học sinh cùng tuổi ở Mỹ mà còn nói tiếng Anh đúng như một trẻ Mỹ. Sau này lớn lên nhờ ngữ điệu đó thì các cháu đi đâu cũng sẽ gặp nhiều điều thuận lợi.

Tôi muốn khẳng định với các bậc phụ huynh rằng, cha mẹ hãy vững tin, các con không cần biết tiếng Anh vẫn có thể bắt đầu thu thập được kiến thức qua việc học với MVA. Còn tiếng Anh sẽ tự đến bất ngờ như một phép màu dù mục đích không hề là học tiếng Anh. Tuy nhiên, bên cạnh những lớp học kiến thức, chúng tôi vẫn cung cấp các lớp bổ trợ tiếng Anh miễn phí cho các học sinh do các cô giáo Mỹ dạy hàng ngày.

Thực sự, MVA là mô hình giáo dục tôi nghĩ là cực kỳ hợp lý cho các gia đình nghèo. Học phí của trường không đáng bao nhiêu nhưng các con vẫn được học chương trình phổ thông Mỹ và nhận được chương trình bổ trợ tiếng Anh đáng mấy chục triệu đồng ở nơi khác.

Tôi cũng tò mò tại sao ở Trường Minh Việt, ngoài chương trình cho các học sinh, lại có những chương trình đào tạo dành cho phụ huynh, thưa ông?

- Minh Việt có một chương trình mà chúng tôi gọi là Minh Việt Học tập (Minh Việt Learning – MVL) là chương trình học tập dành cho người trưởng thành. Trong chương trình này có 4 lớp tiếng Anh: hai lớp học bằng tiếng Việt, hai lớp học bằng tiếng Anh với cô giáo Mỹ, 10 lớp ngoại ngữ 2 (Trung, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Nhật), lớp học tiếng Anh qua ẩm thực, lớp Tài chính Cá nhân, Lập luận, vv.

Hai năm đầu của MVA, chúng tôi cung cấp các lớp này cho phụ huynh hoàn toàn miễn phí. Từ năm thứ ba trở đi, để duy trì chương trình được tốt, chúng tôi thu thêm một khoản phí rất nhỏ cho chương trình này. Các phụ huynh có thể học bao nhiêu tùy thích tất cả các lớp mà MVL dạy.

Lý do chúng tôi xây dựng chương trình Minh Việt Học tập dành cho người trưởng thành và phụ huynh MVA là vì chúng tôi suy nghĩ rằng, các bố mẹ, ông bà cũng đã từng có thời là trẻ em. Do hoàn cảnh lịch sử khi đó đất nước còn nghèo đói, chiến tranh, hoặc do điều kiện kinh tế gia đình còn kém thì họ không được tiếp cận nguồn tri thức, kiến thức. Họ không được học ngoại ngữ hay kiến thức gì cụ thể vì không ai cho họ cơ hội đó.

Minh Việt Học tập là cách chúng tôi bù đắp cho tuổi thơ và tuổi trẻ của họ. Chúng tôi tạo điều kiện không chỉ cho các con học mà còn cho cả bố mẹ học song song với con. Theo tính toán của chúng tôi, nếu các gia đình đóng khoản học phí dành cho cả gia đình chỉ khoảng vài chục đô la một năm thì cả gia đình gồm bố, mẹ, ông, bà, học sinh và anh chị em cùng học những lớp kiến thức, ngoại khóa, ngoại ngữ tiếng Anh và ngoại ngữ 2, thì chia trung bình mỗi giờ học trực tuyến chất lượng cao chỉ có giá khoảng 500 đồng Việt Nam, là số tiền người ta gần như không thể mua được cái gì. Đây là chi phí học tập thấp không tưởng phản ánh cam kết của chúng tôi với sự nghiệp học tập suốt đời.

Chúng tôi tạo điều kiện cho các phụ huynh học cũng là một cách để tạo dựng sự gắn bó qua việc bố mẹ đồng hành học tập cùng các con, chứ đây hoàn toàn không phải để tiếp thị hay mời chào.

Ông vừa nhắc đến câu chuyện tiếp thị. Tôi chợt nhận ra rằng, Trường Minh Việt đã bước sang năm thứ 4 nhưng không hề thấy truyền thông trên báo chí hay mạng xã hội, dù nhiều học sinh của Minh Việt đã đạt điểm tiếng Anh cao ngất ngưởng ở những đấu trường quốc tế và đi du học tại Mỹ. Dường như câu “Hữu xạ tự nhiên hương” thật đúng ở dự án Minh Việt, thưa ông?

- Trong 20 năm khoảng từ năm 2000 trở đi, tôi bắt đầu làm công việc uốn nắn, chăm sóc, đào tạo mỗi năm một bạn học sinh Việt Nam thường là từ lớp 9 trở đi. Việc này tôi làm hoàn toàn miễn phí nhưng bạn học sinh tôi chọn thường có những nếp học chuyên cần hay sáng dạ nào đó mà tôi thấy có khả năng cao thành công trong môi trường học tập ở Mỹ.

Tất cả những bạn tôi từng hướng dẫn như vậy đều đạt được thành công, tất cả đều học đại học ở Mỹ, nhiều người làm tiến sỹ, vài người trở thành giáo sư dạy đại học ở Mỹ, hay làm việc cho các công ty công nghệ nổi tiếng thế giới có người thành kinh tế gia cao cấp của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ.

Xác suất thành công của tôi trong việc định hướng 20 bạn đó là 100%. Tuy vậy tôi chỉ có thể hỗ trợ mỗi năm một bạn vì việc này rất mất thời gian, đặc biệt là lúc các bạn chuẩn bị nộp đơn đi học đại học ở Mỹ.

Câu hỏi của tôi ở đây là, liệu có cách nào không tốn thời gian để huấn luyện cho nhiều học sinh cùng lúc hay không. Tôi ngẫm nghĩ và quyết định là nếu muốn chuẩn bị cho nhiều học sinh đi Mỹ học đại học thì tôi cần bắt đầu dạy dỗ các bạn từ rất sớm chứ không thể chỉ bắt đầu từ lớp 9.

Dự án MVA đã bước sang năm thứ tư. Tôi bắt đầu cảm thấy vững tin, triết lý của mình là có giá trị nhất định và chương trình mang lại những lợi ích tốt. Mang lại lợi ích ở đây là lợi ích vượt xa mức học phí mà gia đình đóng.

Ít ra về tiếng Anh và hiểu biết của thế giới thì cái lãi của gia đình phải đạt khoảng 500 – 700%. Còn lợi ích của ngôn ngữ tiếng Anh và giọng điệu, ngữ điệu chuẩn của Mỹ có thể nói là giá trị suốt đời mang lại cho đứa trẻ rất nhiều, không thể đo đếm được bằng tiền.

Ba năm qua, tôi kiên quyết không quảng cáo, không tiếp thị, không chào mới chính là xuất phát ở chỗ cá nhân, bản thân tôi có một sự nghi ngờ mà tôi cho là một sự nghi ngờ hợp lý, một sự nghi ngờ lành mạnh về ý nghĩa cũng như triết lý của dự án. Chính bản thân tôi nghi ngờ liệu dự án có phải là một dự án đúng đắn, hợp lý, có thể mang lại lợi ích hay không. Tôi cần thiết phải có một khoảng thời gian để dự án thực nghiệm và tôi phải nhìn thấy kết quả, kết quả phải thuyết phục được bản thân tôi thì tôi mới dám đi chia sẻ với người khác.

Tôi rất cảm ơn Báo Đầu tư đã hỏi về dự án và cho tôi được kể về thành công của chúng tôi. Chúng tôi vẫn luôn luôn ý thức điều chỉnh để làm sao chương trình này ngày càng mang lại nhiều hơn lợi ích cho các gia đình và các học sinh Việt Nam.

Không bao giờ chúng tôi dám chủ quan coi mình là nhất, là hay, là chắc chắn thành công. Đây là triết lý của chúng tôi và rất cần có sự hợp tác của nhà trường với học sinh, nhà trường với gia đình, gia đình với học sinh, tức là hợp tác ba bên mới có thể phát huy được hết triết lý này.

Trường Minh Việt chính là cách mà tôi muốn các em học kiến thức, phong cách, tiếng Anh của trường học Mỹ từ lúc còn bé, để tới khi các em nộp đơn đi Mỹ học đại học năm lớp 12, thì công việc của tôi đã nhẹ đi rất nhiều. Học sinh Minh Việt được học thêm rất nhiều môn bổ trợ mà ngay cả trường tư ở Mỹ cũng không dạy.

Các em được học SAT là chương trình chuẩn bị thi đại học Mỹ, chương trình viết học thuật, hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi có chương trình Cố vấn Nghề nghiệp và Tư vấn Nộp đơn Đại học do hai cô giáo tốt nghiệp Đại học Harvard và Đại học Berkeley lãnh đạo, và học sinh MVA cũng được học chương trình đó hoàn toàn miễn phí.

Lúc khởi đầu dự án MVA, tôi nghĩ là hiệu quả của việc đào tạo cho nhiều người cùng lúc thế này thì chưa có kiểm chứng. Tôi là người đưa ra triết lý của dự án thì cũng phải là người đầu tiên nghi ngờ về hiệu quả và thành công của dự án. Bởi vì nếu mình cứ nghĩ rằng ý tưởng của mình là tốt, chắc chắn sẽ thành công, và mình đi khuyến dụ mọi người tin vào sự thành công đó. Nhưng nếu dự án thất bại thì mình sẽ trở thành vô trách nhiệm với con cái cũng như là học phí mà mọi người đóng góp.

Thế nên, ngay từ đầu tôi chỉ đưa ra những phân tích khách quan, không bao giờ tôi dám hứa hẹn hay là khen chương trình của mình, mặc dù vẫn luôn tự hào về những thành quả của học sinh MVA. Đó chính là lý do tại sao chúng tôi không quảng cáo hay tiếp thị, không nhờ ai loan báo mời chào người khác theo học. Chúng tôi tin là nếu có duyên thì gia đình và học sinh sẽ đến với chúng tôi.

Dự án MVA đã bước sang năm thứ tư và chúng tôi đã thu được vô cùng nhiều kết quả tốt là tiến bộ của các học sinh. Tôi bắt đầu cảm thấy vững tin rằng triết lý của mình là có giá trị và chương trình mang lại những lợi ích tốt cho gia đình. Những lợi ích chúng tôi mang lại thường có giá trị vượt xa mức học phí mà gia đình đóng.

Riêng lợi ích của kiến thức thế giới học bằng tiếng Anh, ngôn ngữ tiếng Anh và giọng điệu, ngữ điệu chuẩn của Mỹ thì có thể nói là giá trị mang lại cho đứa trẻ rất nhiều trong suốt đời, không thể đo đếm được bằng tiền.

Ba năm qua, tôi kiên quyết không quảng cáo, không tiếp thị, không chào mới chính là xuất phát ở chỗ cá nhân, bản thân tôi có một sự nghi ngờ mà tôi cho là một sự nghi ngờ hợp lý, một sự nghi ngờ lành mạnh về ý nghĩa cũng như triết lý của dự án. Chính bản thân tôi nghi ngờ liệu dự án có phải là một dự án đúng đắn, hợp lý, có thể mang lại lợi ích hay không. Tôi cần thiết phải có một khoảng thời gian để dự án thực nghiệm và tôi phải nhìn thấy kết quả, kết quả phải thuyết phục được bản thân tôi thì tôi mới dám đi chia sẻ với người khác.

Tôi rất cảm ơn Báo Đầu tư đã hỏi về dự án và cho tôi được kể về thành công của chúng tôi. Chúng tôi vẫn luôn luôn ý thức điều chỉnh để làm sao chương trình này ngày càng mang lại nhiều hơn lợi ích cho các gia đình và các học sinh Việt Nam.

Không bao giờ chúng tôi dám chủ quan coi mình là nhất, là hay, là chắc chắn thành công. Đây là triết lý của chúng tôi và rất cần có sự hợp tác của nhà trường với học sinh, nhà trường với gia đình, gia đình với học sinh, tức là hợp tác ba bên mới có thể phát huy được hết triết lý này.

Với khát khao cháy bỏng đưa được thật nhiều học sinh, thanh niên Việt Nam đi ra toàn cầu, sắp tới Trường Minh Việt có mở rộng dự án không, thưa ông?

- Nếu như Minh Việt là một ý tưởng lành mạnh, sáng tạo, có ích đúng như chúng tôi vừa quan sát được trong ba năm nay thì đã đến lúc cần phải quảng bá cho ý tưởng này. Và tất nhiên là, khi có đông học sinh học thì học phí sẽ lại càng thấp, từ đó làm lợi cho đất nước thông qua việc tạo ra những trẻ em sau này trở thành những người lao động chất lượng cao theo chuẩn thế giới với chi phí cực kỳ thấp.

Nếu như họ có trình độ Anh ngữ tốt và hiểu biết tốt về thế giới thì tất nhiên đất nước hưởng lợi đầu tiên chứ không phải chúng tôi. Học phí của trường cho đến nay đã giảm một nửa so với khi khai giảng năm đầu tiên và lương của anh chị em ở trong dự án thì đều tăng tối thiểu là 20%.

Nhưng do không quảng cáo, sĩ số của chúng tôi từ đầu đến giờ không thay đổi, mặc dù là số lớp tăng lên. Như thế có nghĩa là sĩ số trung bình lớp của chúng tôi đã giảm. Bởi vì lúc đầu chỉ có 4-5 lớp mà sĩ số đã được bằng 14 cấp lớp như hiện nay.

Sĩ số giảm, thu nhập của các thành viên dự án cao lên, học phí giảm còn một nửa, như thế có nghĩa là thu nhập của chúng tôi đang giảm, luôn luôn trên đường giảm. Và chúng tôi tình nguyện cam kết học phí sẽ tiếp tục giảm. Đường của học phí chỉ có đi xuống chứ không đi lên. Không bao giờ chúng tôi tăng học phí. Đó là cam kết một phía từ chúng tôi. Không ai bắt cả, nhưng chúng tôi tình nguyện làm như vậy.

Và nếu dự án tốt như thế, thì cũng đã đến lúc chúng tôi nói rộng rãi ra để cho nhiều người cùng biết về cơ hội học tập cho con cái của họ, cho những gia đình không có điều kiện.

Chúng tôi cũng bắt đầu đi vào hợp tác với các địa phương. Ví dụ, ở Lạng Sơn có Công ty Xuân Cương vừa hợp tác với MVA và muốn áp dụng mô hình của Minh Việt cho con cái của khoảng 700 nhân viên của họ.

Mô hình giáo dục của Minh Việt rất rẻ, rất hợp với các công ty hay các tổ chức hay các tỉnh muốn mở rộng mô hình giáo dục quốc tế cho trẻ em với chi phí thực sự rất thấp. Học phí thấp đến mức mà bất kỳ tỉnh nào dù nghèo đến bao nhiêu cũng có thể cho học sinh học được. Và khi làm việc với các tỉnh thì chúng tôi sẵn sàng giảm học phí thấp nữa.

Tôi tin rằng, bất kỳ tỉnh nào quan tâm hợp tác với MVA thì chỉ 1 đến 2 năm sau họ sẽ thấy chất lượng của học sinh tại địa phương trên thước đo học sinh quốc tế sẽ tăng lên rất nhanh.

Và tôi tin rằng, nếu như một tỉnh mở ra những chương trình đào tạo cho chẳng hạn 2.000 học sinh học, thì 2.000 người đó sau này sẽ là những người mang lại những lợi ích vô cùng lớn cho tỉnh, gấp hàng trăm, hàng ngàn lần chi phí mà tỉnh bỏ ra ngày hôm nay.

Đó là hướng đi chúng tôi mong muốn có sự hợp tác với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, những nơi có lực lượng lao động lớn và các địa phương.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã được Viện Toán thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam gửi gắm muốn chúng tôi tạo ra những chương trình Toán - Tiếng Anh cho các học sinh tiểu học và trung học phổ thông.

Đây là một hướng mà chúng tôi làm với tinh thần tình nguyện. Các chi phí ban đầu cho chương trình này do chúng tôi tài trợ để đưa toán đến cho các học sinh Việt Nam với mong muốn sau này đưa các em ra thế giới. Rồi khi thành tài, các em mang kiến thức, hiểu biết, thu nhập về cho quê hương.

Mong muốn của chúng tôi là mỗi năm có thể đào tạo chừng 10.000 học sinh Việt Nam giỏi toán và giỏi tiếng Anh với hiểu biết thế giới. Sau đó đưa họ ra thế giới. Họ sẽ mang lại những nguồn lợi kinh tế hàng tỷ USD cho đất nước.

Hiện nay, trong cuộc cách mạng số, cách mạng dữ liệu, cách mạng của học máy, cách mạng của trí thông minh nhân tạo, cả thế giới cần những người lao động chất lượng cao, có tiếng Anh tốt và có hiểu biết về toán thật tốt. Đây là một cơ hội cho Việt Nam bắt kịp với thế giới và chúng tôi mong muốn đi đầu trong lĩnh vực giảng dạy Toán nâng cao bằng tiếng Anh cho học sinh. Các em sẽ trở thành những người lao động tri thức tương lai đi ra thế giới để làm vinh dự cho đất nước, mang lại những lợi ích thực tiễn cho gia đình và Tổ quốc.

Hồ Hạ
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục