
Quy mô - Top 4 về tổng tài sản và vốn điều lệ
MB đang ngày càng khẳng định vị thế vững chắc trong Top 5 ngân hàng lớn nhất Việt Nam nhờ nền tảng tài chính mạnh, hiệu quả sinh lời vượt trội và năng lực chuyển đổi số tiên phong. Tính đến hết quý II/2025, tổng tài sản của MB đạt 1,29 triệu tỷ đồng, đứng Top 5 toàn ngành, chỉ xếp sau các ngân hàng quốc doanh lâu đời. Đây là kết quả của quá trình tăng trưởng quy mô bền vững trong nhiều năm liên tiếp, phản ánh năng lực huy động vốn ổn định, khả năng phục vụ đa dạng nhu cầu khách hàng và tầm nhìn mở rộng thị phần. Với vốn điều lệ đạt xấp xỉ 61.023 tỷ đồng, MB tiếp tục có dư địa đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng công nghệ, sản phẩm dịch vụ và năng lực quản trị rủi ro chuẩn quốc tế.
Về chỉ tiêu tổng tài sản, MB đặt mục tiêu tăng 21,2%, tức đạt gần 1,37 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2025. Huy động vốn trong năm 2025 kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 23,3%, tín dụng tăng trưởng xấp xỉ 23,7% (tùy thuộc theo hạn mức của Ngân hàng Nhà nước). Ở thời điểm hiện tại, MB đã có 28,5 triệu người dùng App MBBank, dẫn đầu khối ngân hàng tư nhân và dự kiến đạt con số 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Hiệu quả - Top 2 về lợi nhuận, Top 1 ROE toàn ngành
Không chỉ nổi bật về quy mô, MB còn thuộc nhóm dẫn đầu về hiệu quả hoạt động. Kết thúc quý II/2025, MB tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu hệ thống ngân hàng Việt Nam về hiệu quả huy động vốn, với tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn trên tổng tiền gửi) đạt ước tính 38% - mức cao nhất toàn ngành. Số dư tiền gửi không kỳ hạn của MB hiện đạt trên 297.000 tỷ đồng, đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng huy động hơn 783.400 tỷ đồng. Tỷ lệ CASA cao giúp MB tối ưu hóa chi phí vốn, tăng biên lợi nhuận (NIM). Lợi nhuận trước thuế quý II/2025 đạt 15.889 tỷ đồng, giữ vị trí Top 2 toàn ngành. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 21%, cũng xếp Top đầu, phản ánh năng lực quản lý chi phí hiệu quả và tối ưu hóa nguồn vốn. Tăng trưởng tín dụng đạt 12,5%.
Quản trị rủi ro: Nợ xấu định hướng duy trì dưới 1,7%, CAR đạt Basel II nâng cao
Một điểm mạnh khác không thể không nhắc đến là năng lực quản trị rủi ro chặt chẽ của MB. Trong suốt quá trình mở rộng tín dụng, ngân hàng vẫn kiểm soát tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức rất an toàn. Quý II/2025, nợ xấu ghi nhận 1,6%, thuộc Top tốt nhất. MB định hướng giữ nợ xấu dưới 1,7% và đã triển khai các chuẩn mực Basel II nâng cao để gia tăng khả năng chống chịu rủi ro và củng cố niềm tin của nhà đầu tư, khách hàng. Đây là nền tảng quan trọng để ngân hàng duy trì lợi nhuận ổn định, đồng thời tạo dư địa tăng trưởng tín dụng an toàn trong dài hạn.
Dẫn đầu khối ngân hàng tư nhân về chuyển đổi số
Bên cạnh hiệu quả hoạt động và quản trị rủi ro, MB được đánh giá là ngân hàng tư nhân dẫn đầu về chuyển đổi số. Tỷ lệ giao dịch qua kênh số hiện đạt tới 98,6%, vượt xa mức trung bình của hệ thống. Ứng dụng App MBBank đã cán mốc 28,6 triệu người dùng, trở thành app ngân hàng có lượng khách hàng cao nhất trong khối tư nhân, nhờ khả năng tích hợp đa dịch vụ và trải nghiệm người dùng thuận tiện. Nhờ đó, tỷ lệ CASA đạt 36%, giữ vững vị trí dẫn đầu toàn thị trường từ quý III/2024 đến nay. CASA cao giúp MB duy trì chi phí vốn thấp, tăng sức cạnh tranh về lãi suất và củng cố thanh khoản ổn định.
Định vị Big 5
Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2025, ông Lưu Trung Thái, Chủ tịch Hội đồng quản trị MB nhấn mạnh, MB tiếp tục bám sát mục tiêu chiến lược, kiên định trở thành “Doanh nghiệp số, Tập đoàn tài chính dẫn đầu”. Hiện MB vẫn đang dẫn đầu khối tư nhân với 98,6% giao dịch qua kênh số; App MBBank là cũng là ứng dụng có lượng người dùng cao nhất khối tư nhân.
![]() |
Ông Lưu Trung Thái, Chủ tịch HĐQT MB |
Năm 2024, Ngân hàng hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, trở thành ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ngoài các ngân hàng quốc doanh có quy mô tổng tài sản hợp nhất đạt hơn 1,12 triệu tỷ đồng; giữ vững vị thế Top 3 ngân hàng hiệu quả nhất với các chỉ số ROE, ROA, NIM duy trì cao, CIR (chi phí trên thu nhập) dưới 30%; lợi nhuận trước thuế đạt 28.829 tỷ đồng, tiếp tục đưa MB vào nhóm ngân hàng có lợi nhuận lớn nhất hệ thống. Dư nợ tín dụng đạt hơn 811.000 tỷ đồng (tăng 24,5%), với tỷ lệ nợ xấu kiểm soát chặt chẽ ở mức 1,6% đối với tập đoàn, xấp xỉ 1,4% đối với riêng ngân hàng.
![]() |
Trong báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) mới đây, VCBS đánh giá MB là một trong những ngân hàng có nền tảng tài chính vững chắc và hiệu quả hoạt động hàng đầu hệ thống cả về ROE lẫn tỷ lệ CASA. Đây là yếu tố then chốt giúp MB giữ vững chi phí vốn thấp và tối ưu hóa NIM.
VCBS dự báo MB có thể ghi nhận lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt trên 32.000 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 20 - 25% so với cùng kỳ. Trong đó, động lực tăng trưởng chính trong năm 2025 đến từ tín dụng tăng tốc trong các mảng bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ ngân hàng số và hệ sinh thái tài chính tích hợp, tiếp tục mở rộng quản trị rủi ro hiệu quả, với nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp (~1,4%).
Với định hướng phát triển bền vững, hiệu quả và sáng tạo, MB đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành ngân hàng số thuận tiện nhất và doanh nghiệp dẫn đầu Việt Nam, vững vàng trong nhóm Big 5 và tiếp tục vươn tầm khu vực.