Ông dự báo thế nào về kinh tế vĩ mô trong quý IV? Yếu tố nào đáng lo ngại cần theo dõi?
Tình hình quý IV sẽ tương tự như quý III với tăng trưởng GDP và lạm phát đều bị kiềm chế bởi tăng trưởng tín dụng thấp. Tăng trưởng tín dụng thấp là hệ quả của việc kém rõ ràng trong xử lý nợ xấu mặc dù đã có nhiều tín hiệu rất đáng khích lệ vào phút cuối rằng, sẽ thành lập Công ty mua bán nợ ở Việt Nam (VAMC) vào năm tới. Chúng tôi nghĩ rằng, tỷ giá tiền đồng tiếp tục giữ ổn định nhờ vào: (1) Lượng kiều hối lớn, ước khoảng 11 tỷ USD cho năm nay; (2) Việc gia hạn thời gian đóng trạng thái vàng cho các ngân hàng (việc phải đóng trạng thái vàng gián tiếp làm yếu đồng VND); (3) Nhập khẩu tăng trưởng chậm khoảng 7% so với cùng kỳ do kinh tế khó khăn; và (4) Dự trữ ngoại hối tăng từ mức 14 tỷ USD cuối năm ngoái lên ước khoảng 23 tỷ USD hiện nay. Theo chúng tôi, điều đáng lo ngại nhất là xử lý nợ xấu, vì đó là nguyên nhân chính đang kìm hãm nền kinh tế.
Có nhiều ý kiến lo ngại năm 2013 tiếp tục khó khăn với DN và TTCK. Ý kiến của ông về nhận định này?
Chúng tôi tin rằng, 2013 sẽ là một năm khó khăn nữa. Gần đây, chúng tôi có đưa ra báo cáo chiến lược với khuyến nghị “Hold” chung cho thị trường. Tôi nghĩ các công ty cần tập trung vào quản lý cân đối tiền mặt để đảm bảo không bị rơi vào tình huống bị buộc phải vay ngân hàng. Đây là thời điểm mà có thể DN không nên lao vào kế hoạch mở rộng trừ phi có sẵn nguồn lực dồi dào, mà trong trường hợp đó có nhiều cơ hội M&A để mua công ty tốt với giá rẻ.
Việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng, theo ông có ảnh hưởng đến kết quả quý IV và tiếp tục ảnh hưởng lớn đến TTCK như thời gian qua hay không?
Chúng tôi không kỳ vọng nhiều vào sự tiến triển của việc xử lý vấn đề nợ xấu trong quý IV, một phần vì Chính phủ đặt áp lực khá nhẹ, chỉ để buộc các ngân hàng tăng chi phí dự phòng, phần khác vì các ngân hàng không tạo nhiều lợi nhuận trong năm nay đủ để bù đắp cho việc ghi nhận hết nợ xấu. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, các ngân hàng lớn sẽ không có tăng trưởng lợi nhuận trong năm nay. Tuy nhiên, năm tới có thể càng khó khăn hơn cho việc ghi nhận nợ xấu mà không làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập. Điều này dường như đang đè nặng lên TTCK cho đến khi một giải pháp rõ ràng được thực thi.
Chúng tôi cho rằng, ý tưởng thành lập Công ty mua bán nợ Việt Nam (VAMC) là rất tốt, đặc biệt là khi công ty này được quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn để ngỏ một câu hỏi lớn: nguồn vốn lấy từ đâu. Theo tôi, rất khó để TTCK tiếp tục sụt giảm mạnh do các chỉ tiêu định giá của thị trường đang rất rẻ và NĐT đã bắt đầu bán các cổ phiếu của họ ở thị trường
Các nhóm ngành nào có triển vọng tốt mà NĐT có thể quan tâm ở thời điểm này, thưa ông?
Chúng tôi luôn thích ngành tiêu dùng, bởi ngành này được hỗ trợ bởi tầng lớp trung lưu mới nổi ở Việt
Maybank Kimeng đánh giá dịch vụ của mình so với các công ty khác như thế nào để hỗ trợ NĐT tận dụng cơ hội như ông vừa nêu?
Maybank Kimeng vẫn có lợi nhuận trong năm 2012. Chúng tôi đã nỗ lực trong thực hiện các hoạt động nhằm cung cấp thông tin giúp khách hàng của Công ty có những quyết định trước những biến động của TTCK Việt
Chúng tôi đã nghiên cứu hành vi, thói quen của người sử dụng thiết bị IOS và đã cho ra mắt sản phẩm KE
Với sự hỗ trợ của Tập đoàn mẹ, chúng tôi dự kiến sẽ tăng vốn để có thêm nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động margin. Áp dụng hệ thống quản lý rủi ro từ Tập đoàn Maybank Kim Eng đã giúp cho chúng tôi luôn đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính, cũng như giúp NĐT có những cảnh báo tốt nhất.