Xác lập tầm nhìn dài hạn ngay từ đầu
Cách đây 15 năm, thị trường gia vị, nước chấm Việt Nam chưa thật sự có một thương hiệu mạnh có tầm bao phủ cả nước, mà chủ yếu vẫn là những nhãn hiệu nhỏ lẻ. Các thương hiệu này không có chiến lược quảng cáo đồng bộ, không bài bản và chủ yếu đánh vào phân khúc phổ thông. Nhận thấy tiềm năng trong phân khúc gia vị cao cấp, Masan Consumer (MSC) đã triển khai cơ cấu danh mục sản phẩm từ trung cấp đến cao cấp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Việt.
Với ngành thức ăn chăn nuôi, trong giai đoạn trước khi thành lập Masan Nutri-Science (MNS), các sản phẩm thức ăn chăn nuôi chưa tạo được sự khác biệt, cũng như chưa có các phát kiến mới để nâng cao năng suất. Do hiệu quả năng suất kém và thiếu quy mô lớn trong toàn bộ chuỗi giá trị đạm động vật, người tiêu dùng Việt với thu nhập trung bình khoảng 1/10 thu nhập của người Mỹ nhưng phải chi trả 1,5 – 2,0 lần giá thịt so với người Mỹ. Không chỉ giá cao hơn, người tiêu dùng Việt cũng phải sử dụng nhiều sản phẩm thịt không đạt tiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng thấp, có thể chứa dư lượng kháng sinh.
Masan Group nằm trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam do tạp chí Forbes bình chọn năm thứ 6 liên tiếp
Câu chuyện của mỏ Núi Pháo cũng xoay quanh tầm nhìn của Masan Resources (MSR) nhằm mang đến giá trị cao hơn cho các sản phẩm khoáng sản của Việt Nam. Trở về thời điểm trước năm 2010, mỏ Núi Pháo lúc đó dù được cấp phép từ năm 2004 nhưng vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan đã không thể triển khai. Masan Group đã vào cuộc mua lại cổ phần và tái khởi động dự án trong sự hoài nghi, lo lắng của nhiều người vì quy mô của dự án quá lớn, liệu Masan có đủ khả năng để triển khai dự án này? Bỏ qua những hoài nghi, Masan vẫn tổ chức Lễ tái khởi động dự án Núi Pháo với sự tham dự của vài chục cán bộ công nhân viên với niềm tin “Vietnam Can Do” – Việt Nam có thể thực hiện thành công.
Khai phá nhu cầu lớn chưa được đáp ứng
Sau nhiều nỗ lực xây dựng thương hiệu lẫn hệ thống phân phối, các sản phẩm của MSC hiện đang đứng đầu các ngành như nước mắm (66% thị phần, số liệu cuối năm 2017), nước tương (67%), tương ớt (71%).
Hiện tại, với 70% dân số trong độ tuổi lao động, mức chi tiêu của người Việt Nam được cho là sẽ đạt hơn 170 tỷ đồng vào năm 2020. Với mức thu nhập tăng khoảng 8,8%/năm, đây là tiền đề cho các doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh như MSC tăng cường giới thiệu các sản phẩm mới, đáp ứng cho mức sống ngày càng được cải thiện của người Việt Nam, nhất là phân khúc thực phẩm - đồ uống cao cấp.
Theo Brand Footprint 2018 của Kantar Worldpanel, 6 nhãn hiệu của MSC nằm trong Top 10 các thương hiệu mạnh về thực phẩm và đồ uống, nhiều nhất trong ngành. Đặc biệt, nhãn hiệu Nam Ngư tiếp tục là thương hiệu thực phẩm được chọn mua nhiều nhất ở nông thôn, đồng thời đứng vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng thành thị. Các sản phẩm của Nam Ngư được chọn mua hơn 130 triệu lần bởi gần 80% hộ gia đình ở nông thôn và 16 triệu lần bởi hơn 2/3 hộ gia đình ở thành thị.
Mới đây, công ty con của MSC là Công ty cổ phần Dinh dưỡng Sài Gòn và Công ty Jinju Ham (Hàn Quốc) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm sản xuất các loại sản phẩm từ thịt mới.
Thông qua việc hợp tác này, MSC sẽ khai phá một phân khúc mới trong ngành thịt chế biến, đó là xúc xích tiệt trùng cao cấp. Hiện nay, gần như chưa có công ty nào tại Việt Nam có một sản phẩm xúc xích định vị cao cấp. Do đó, đây là một thị trường mà MSC có thể đặt những bước đi đầu tiên, chiếm lĩnh và tạo dấu ấn đối với người tiêu dùng.
MSC đã đạt được mức tăng trưởng kỷ lục với doanh thu thuần trong quý I/2018 tăng 74,9% lên 3.496 tỷ đồng. Ban điều hành kỳ vọng doanh thu thuần của MSC sẽ đạt khoảng 7.400 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2018, tăng khoảng 35% so với cùng kỳ năm trước.
MNS được thành lập vào năm 2015 trên cơ sở M&A hai công ty thức ăn chăn nuôi hàng đầu là Proconco và ANCO. Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Masan Nutri-Science với enzyme “Bio-zeem” độc quyền giúp cải thiện năng suất đang đóng góp khoảng 40% vào tổng doanh thu của MNS trong nửa đầu năm 2018. Bằng việc áp dụng chiến lược bán hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) vào thức ăn chăn nuôi, hiện thị phần thức ăn chăn nuôi cho heo của MNS tính đến tháng 12/2017 là 35% (chưa tính trại gia công).
Để hoành thành chuỗi giá trị đạm động vật, MNS đã đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng vào trang trại chăn nuôi heo kỹ thuật cao tại Nghệ An và đang đầu tư 1.200 tỷ đồng vào tổ hợp chế biến thịt tại Hà Nam. Khi đi vào hoạt động hoàn chỉnh, tổ hợp chế biến thịt có thể chế biến khoảng 1,4 triệu con heo/năm.
Cũng chính vì thu nhập tăng cao và người tiêu dùng bắt đầu có nhận thức cao hơn về an toàn vệ sinh thực phẩm nên nhu cầu cho các sản phẩm thịt tươi sống và thịt chế biến có thương hiệu, an toàn và nguồn gốc rõ ràng là vô cùng lớn. MSC đang đón đầu xu hướng này bằng việc áp dụng công nghệ từ đối tác Hàn Quốc để làm ra các sản phẩm xúc xích tiệt trùng cao cấp, một phân khúc hoàn toàn mới tại Việt Nam. Ngoài ra, MNS cũng đang có tham vọng tung ra “thịt mát” có thương hiệu lần đầu tiên có mặt trên trị trường trong lĩnh vực thực phẩm tươi sống, một thị trường trị giá 9 tỷ USD. Cả hai dòng sản phẩm mới này đều được dự kiến sẽ tung ra sớm nhất vào cuối năm 2018.
Nhà cung cấp loại nguyên liệu thiết yếu hàng đầu thế giới
Đối với mảng chế biến sâu vonfram, từ năm 2010 đến nay, MSR đã đầu tư hơn gần 1 tỷ USD vào mỏ Núi Pháo, mang về những công nghệ, thiết bị hiện đại nhất, đội ngũ kỹ sư tinh nhuệ nhất, giỏi nhất để biến mỏ Núi Pháo từ một vùng đất trống thành một dự án khai thác, chế biến khoáng sản hiện đại, thân thiện môi trường nhất Việt Nam hiện nay.
Dự án Núi Pháo giờ đây không chỉ là một trong số ít dự án đóng góp ngân sách cao nhất tỉnh Thái Nguyên, sử dụng hơn 2.000 lao động lành nghề trong nước và tại địa phương, mà còn xác lập chuẩn mực mới về nguồn nhân lực trong ngành khai thác khoáng sản tại Việt Nam.
Doanh thu năm 2018 dự kiến là 8.000 tỷ đồng, chiếm 36% thị phần vonfram ngoài Trung Quốc, đóng góp gần 3.200 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2015 - 2017.
Không những thế, MSR đã và đang là nhà cung cấp các loại hoá chất từ vonfram hàng đầu thế giới ngoài Trung Quốc. Các sản phẩm của MSR là thành phần thiết yết của nhiều ngành công nghiệp quan trọng trên thế giới, như dầu khí, quốc phòng, điện tử và công nghệ robot… đều là những ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn nguyên liệu tin cậy và dồi dào. MSR là một trong số ít những đối tác uy tín trên toàn cầu có thể đáp ứng nhu cầu lớn cho các sản phẩm hoá chất công nghiệp như vonfram và florit.
Tháng 7/2018, Masan Group đã vinh dự nằm trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam do tạp chí Forbes bình chọn năm thứ 6 liên tiếp. Đây là sự công nhận những nỗ lực của Masan Group trong suốt những năm qua với sứ mệnh “nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam”. Thông qua việc khai phá các nhu cầu lớn chưa được đáp ứng của người Việt Nam, Masan Group đã và đang góp phần chứng tỏ cho thế giới thấy rằng một tập thể của những người Việt Nam có thể tạo dựng những thành quả đại diện cho tiềm năng và giá trị Việt Nam.