Nhiều người cho rằng bảo hiểm nhân thọ ở châu Á đã đạt đến điểm bão hòa. Với tư cách là người đứng đầu một tập đoàn bảo hiểm nhân thọ hàng đầu tại châu Á, ông nghĩ sao về điều này?
Quan điểm của tôi thì ngược lại. Tôi cho rằng, thị trường bảo hiểm châu Á đang có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là các thị trường như Việt Nam, nơi tỷ lệ mua bảo hiểm còn thấp, các chi phí cho dịch vụ y tế chất lượng ngày càng tăng, gánh nặng cho người tiêu dùng cũng gia tăng khi họ phải cố gắng làm việc để có được những khoản tiết kiệm lúc về già.
Ông Anil Wadhwani
Manulife cung cấp các giải pháp tài chính và định hướng khách hàng về những rủi ro trong cuộc sống có thể gặp phải khi không được bảo hiểm cũng như không có khoản tích lũy dành cho sức khỏe và hưu trí.
Chúng tôi đã tạo sự khác biệt bằng những sản phẩm tích hợp bảo hiểm và quản lý tài sản nhằm cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện suốt cuộc đời khách hàng.
Triển vọng của thị trường bảo hiểm châu Á cho thấy tiềm năng tăng trưởng của Manulife và Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch này. Đây cũng là thời điểm chín muồi để ngành bảo hiểm nhân thọ chuyển mình thông qua công cuộc số hóa các hoạt động kinh doanh, tiếp tục thắt chặt mối quan hệ với khách hàng.
Làm thế nào để Manulife chuyển đổi từ một công ty bảo hiểm nhân thọ truyền thống sang tiên phong trong ứng dụng kỹ thuật số và lấy khách hàng làm trọng tâm?
Chúng tôi đang từng bước thay đổi để trở thành một tổ chức hoạt động xoay quanh trọng tâm là thấu hiểu nhu cầu khách hàng, thay vì tập trung vào sản phẩm và quy trình. Ví dụ, trước đây quy trình yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm của chúng tôi ở Hồng Kông khá phụ thuộc vào chứng từ bản giấy, điều này đã kéo dài thời gian giải quyết bồi thường.
Hiện nay, với ứng dụng giải quyết yêu cầu quyền lợi bảo hiểm trực tuyến của Manulife, khách hàng chỉ tốn chưa đầy một phút để thực hiện yêu cầu bảo hiểm y tế qua điện thoại thông minh và khoản tiền bồi thường sẽ được chi trả vào hôm sau.
Bằng cách áp dụng nền tảng công nghệ chung cho các thị trường châu Á, chúng tôi có lợi thế riêng biệt về việc mở rộng và tận dụng tiềm lực của từng khu vực. Theo đó, một giải pháp được xây dựng tại một thị trường và nhanh chóng được áp dụng vào một thị trường khác. Chúng tôi tin rằng, những nỗ lực số hóa vì khách hàng sẽ giúp Manulife ngày càng được yêu thích hơn.
Theo ông, ngành bảo hiểm nhân thọ sẽ có những thay đổi quan trọng nào trong vòng 2 - 5 năm tới?
Ngành bảo hiểm hiện chưa đạt được tốc độ phát triển nhanh trong việc cải tiến dịch vụ chăm sóc khách hàng. Điều này cần thay đổi nếu chúng tôi muốn thể hiện và khẳng định vị thế hàng đầu của mình.
Tham vọng của Manulife là trở thành đơn vị đi đầu trong lĩnh vực kỹ thuật số và lấy khách hàng làm trọng tâm. Chúng tôi đang tập trung vào việc số hóa trải nghiệm của khách hàng, tạo ấn tượng sâu sắc xuyên suốt từ giai đoạn khách hàng tìm kiếm sản phẩm cho đến khi sử dụng dịch vụ.
Thị trường Việt Nam đóng vai trò thế nào trong hoạt động của Manulife ở khu vực châu Á?
Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong thành công của chúng tôi tại khu vực châu Á. Manulife Việt Nam cho thấy hoạt động kinh doanh tăng trưởng rất ấn tượng qua mỗi năm và có lực lượng tư vấn viên lớn nhất với hơn 33.000 tư vấn viên, phục vụ hơn 900.000 hợp đồng.
Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển và giữ vững mối quan hệ hợp tác với 8 đối tác ngân hàng độc quyền trên khắp châu Á, trong đó có Techcombank và SCB ở Việt Nam. Manulife sẽ không ngừng nỗ lực để phục vụ khách hàng tốt hơn, vươn xa và giữ vững vị thế hàng đầu trên thị trường.