M&A ngân hàng lại nóng

(ĐTCK) Nhiều dự luật chính thức có hiệu lực, chứng khoán thiết lập mức đỉnh mới và thông tin giá xăng dầu giảm là những điểm nóng thông tin tài chính trong tuần qua.
M&A ngân hàng lại nóng

Hiệu ứng từ các luật mới

Từ 1/7/2015, 10 luật chính thức có hiệu lực, trong đó có Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Luật Đầu tư…

Trên TTCK, cùng với sự hỗ trợ tâm lý khi chính sách nới room cho nhà đầu tư nước ngoài được Chính phủ thông qua, thị trường đã có đã tăng khá tốt vượt qua mốc các mốc kháng cự mạnh, thiết lập mốc kỷ lục mới trong năm và tiến tới mốc mục tiêu 630-640 điểm.

Trên thị trường bất động sản, thời điểm 2 sắc luật là Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi có hiệu lực, trong đó có quy định mở rộng cửa cho người nước ngoài và Việt kiều mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, nhiều dự án đã đồng loạt mở bán để nhắm tới đối tượng khách hàng này và thu được kết quả khá tốt. (chi tiết)

Trong khi đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn một số nội dung về đăng ký doanh nghiệp gửi các Sở Kế hoạch và Đầu tư trong khi chờ đợi các văn bản hướng dẫn được ban hành.(chi tiết)

- Liên quan đến TTCK, tuần qua, đầu xúc tiến đầu tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng có cuộc tiếp xúc với các nhà đầu tại Mỹ. Sự kiện này được kỳ vọng sẽ thu hút thêm dòng vốn ngoại vào TTCK.(xem thêm)

M&A ngân hàng lại nóng

Trên thị trường ngân hàng, sau nhiều tranh cãi về tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu khi Sacombank sáp nhập Southern Bank. Mới đây, ngân hàng này đã chính thức công bố trong tài liệu ĐHCĐ bất thường sẽ diễn ra vào ngày 11/7 tới tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu sẽ là 1:0,75 (tức 1 cổ phiếu Southern Bank sẽ được chuyển đổi thành 0,75 cổ phiếu STB).

Với tỷ lệ chuyển đổi này, cổ đông Southern Bank tỏ ra hài lòng, nhưng với cổ đông nhỏ, lẻ của Sacombank lại có chút lo lắng. (xem chi tiết)

Không chỉ thương vụ Sacombank – Southern Bank, trong tháng 7 này, nhiều nhà băng cũng dự kiến tiến hành ĐHCĐ thường niên và bất thường. Rất có thể nhiều thương vụ sáp nhập mới sẽ dần được hé lộ. Cụ thể, Nam A Bank dự kiến tổ chức ĐHCĐ vào 15/7; Eximbank ngày 21/7; Đong A Bank ngày 21/7…

Tranh chấp bất động sản vẫn chưa chấm dứt

Trên thị trường bất động sản vẫn là câu chuyện lùm xùm quanh việc tranh chấp giữa chủ đầu tư và khách hàng. Điển hình như vụ tranh chấp giữa 2 đơn vị chủ đầu tư thực hiện dự án nhà B6 Giảng Võ. Việc tranh chấp của 2 đơn vị này đã đẩy người dân nơi đây vào cảnh sống nhà thuế trong nhiều năm liên. Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã chính thức có văn bản chỉ đạo. Theo đó, Tổng công ty 36 sẽ tiếp tục là chủ đầu tư dự án này và phải bàn giao nhà cho người dân chậm nhất vào tháng 12/2017. (xem chi tiết)

Bên cạnh đó, chủ đầu tư Keangnam tiếp tục phải “hầu tòa” với khiếu kiện của khách hàng liên quan đến việc vi phạm quy định về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam và bàn giao nhà thiếu diện tích theo hợp đồng cho khách hàng (chi tiết).

Bong bóng chứng khoán Trung Quốc xì hơi

Trên thị trường tài chính thế giới, nỗi lo vợ việc Hy Lạp đang dần lắng xuống, thì sự chú ý của giới đầu tư lại hướng vào thị trường Trung Quốc khi các chỉ số chứng khoán của nước này liên tục lao dốc. chứng khoán Trung Quốc tiếp tục bị bán tháo và có mức giảm tới gần 6% trong phiên cuối tuần, sau khi đã mất hơn 3% trong phiên trước đó. Trong tuần chứng khoán Trung Quốc mất tới hơn 12% giá trị. Tính trong 3 tuần sụt giảm vừa qua, chứng khoán Trung Quốc đã giảm tới 30% và lấy hết toàn bộ những gì đã đạt được từ đầu năm.

M&A ngân hàng lại nóng ảnh 3

Ảnh minh họa: AFP

Kể từ cuối năm ngoái đến giữa tháng 6 năm nay, chứng khoán Trung Quốc đã tăng gấp đôi sau những kỳ vọng về các chính sách nới lỏng tiền tệ kích thích kinh tế của Trung Quốc, cùng với đó là việc mở rộng margin.

Đà tăng như vũ bão của chứng khoán bất chấp kinh tế nước này đang có bước tiến chậm chạm nhất trong hàng chục năm khiến nhiều nhà phân tích đã cảnh báo về nguy cơ bong bóng sẽ nổ. Và đúng với những gì giới phân tích dự đoán, chứng khoán Trung Quốc đã sụt giảm trở lại nhanh như khi nó tăng, thậm chí còn mạnh hơn. Trong tháng Sáu vừa qua, TTCK Trung Quốc có lúc ghi nhận trên 700 tỷ USD giá trị cổ phiếu “bốc hơi”.

Giá xăng giảm thêm hơn 300 đồng/lít

Thông tin cuối cùng khép lại một tuần đầy sôi động của thị trường tài chính và mang lại nhiều niềm vui cho người tiêu dùng chính là việc giảm giá xăng dầu. Theo đó, sẽ thực hiện điều chỉnh giảm giá các mặt hàng xăng dầu gồm Xăng RON 92 giảm 331 đồng/lít, Xăng E5 giảm 331 đồng/lít, Dầu diesel 0.05S giảm 284 đồng/lít, Dầu hỏa giảm 221 đồng/lít, Dầu mazut 180CST 3.5S giảm 424 đồng/kg.

Như vậy, sau khi thực hiện trích lập, chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá, cụ thể:  Xăng RON 92 không cao hơn mức 20.380 đồng/lít, Xăng E5 không cao hơn mức 20.050 đồng/lít, Dầu diesel 0.05S không cao hơn mức 15.793 đồng/lít, Dầu hỏa không cao hơn mức 14.878 đồng/lít, Dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn mức giá 12.306 đồng/kg.

Đầu tư Chứng khoán tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục