Lợi suất trái phiếu tăng đè nặng tâm lý Phố Wall

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Đa số các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm vào thứ Tư (1/3), do lợi tức trái phiếu tăng vọt, trong khi các bình luận từ các nhà hoạch định chính sách của Fed duy trì lập trường chính sách diều hâu.
Lợi suất trái phiếu tăng đè nặng tâm lý Phố Wall

Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm lần đầu tiên vượt mức 4% kể từ tháng 11 năm ngoái, đạt mức hơn 4,006%. Trong khi lợi suất của kỳ hạn 1 năm đã vượt 5%.

Làm gia tăng thêm mối lo ngại về sự hung hăng của ngân hàng trung ương, Chủ tịch Fed tại Minneapolis, Neel Kashkari, một cử tri trong ủy ban ấn định lãi suất vào năm 2023, cho biết ông "có quan điểm cởi mở" về việc tăng lãi suất 0,25% hoặc 0,5% vào tháng Ba.

Trong khi đó, Chủ tịch Fed Atlanta, Raphael Bostic, cho biết trong một bài tiểu luận rằng, mặc dù lãi suất đỉnh từ 5% đến 5,25% là phù hợp, nhưng chính sách này sẽ phải được duy trì chặt chẽ "đến năm 2024" cho đến khi lạm phát giảm rõ rệt.

Hiện giới đầu tư sẽ theo dõi dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp tháng 2 và giá tiêu dùng của Mỹ sẽ được công bố trong những ngày tới để đánh giá lộ trình của lãi suất trước cuộc họp ngày 21-22 tháng 3, khi Fed phần lớn được cho là sẽ tăng lãi suất thêm 0,25%.

Kết thúc phiên 1/3, chỉ số Dow Jones tăng 5,14 điểm (+0,01%), lên 32.661,84 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 18,76 điểm (-0,47%), xuống 3.951,39 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 76,06 điểm (-0,66%), xuống 11.379,48 điểm.

Sự sụt giảm cổ phiếu của ngân hàng lớn nhất khu vực đồng euro BNP Paribas đã ảnh hưởng đến STOXX 600 của Châu Âu vào thứ Tư, trong khi các công ty khai thác và công ty xa xỉ tiếp xúc với Trung Quốc đã hạn chế đà giảm, sau khi dữ liệu mạnh mẽ từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới xoa dịu lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế

Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 0,75% xuống 457,63 điểm.

Cổ phiếu BNP Paribas giảm 4,2% sau khi cơ quan tham gia nhà nước của Bỉ SFPI cho biết nước này đang chuẩn bị bán 1/3 trong tổng số 7,8% cổ phần của mình trong ngân hàng.

Chỉ số phụ theo dõi ngân hàng chịu ảnh hưởng và giảm 1,6%, trượt khỏi mức cao nhất trong nhiều năm đạt được trong phiên trước đó.

Hạn chế đà giảm của thị trường là các đại gia xa xỉ như LVMH và Kering có mức độ tiếp xúc lớn với Trung Quốc, lần lượt tăng 0,4% và 1,2%.

Trong khi đó, Tập đoàn xa xỉ Moncler của Ý đã tăng 3,3% sau khi doanh số bán hàng của họ tăng 25% theo tỷ giá hối đoái cố định để vượt xa dự báo.

Chứng khoán châu Âu đã có một khởi đầu mạnh mẽ trong năm 2023, khi việc nới lỏng các hạn chế Zero Covid của Trung Quốc đã thổi bùng hy vọng phục hồi nhu cầu. Chỉ số STOXX 600 đã ghi nhận tháng tích cực thứ tư trong 4 tháng vào tháng Hai, được hỗ trợ bởi mức tăng mạnh của cổ phiếu ngân hàng nhạy cảm với tỷ giá.

Tuy nhiên, các tài sản rủi ro không còn được ưa chuộng do lo ngại về việc Ngân hàng Trung ương châu Âu thắt chặt tiền tệ hơn nữa để giải quyết lạm phát đang đè nặng lên tâm trí các nhà đầu tư.

Kết thúc phiên 1/3: Chỉ số FTSE 100 của London tăng 38,65 điểm (+0,49%), lên 7.914,93 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt giảm 60,12 điểm (-0,39%), xuống 15.305,02 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris giảm 33,68 điểm (-0,46%), xuống 7.234,25 điểm.

Giá dầu thô tăng nhờ kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ từ Trung Quốc phục hồi sớm hơn dự báo, sau khi chỉ số PMI sản xuất nước này tăng vọt trong tháng 2.

Kết thúc phiên 1/3, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ tăng 0,64 USD/thùng (+0,82%), lên 77,69 USD/thùng. Giá dầu thô Brent không đổi tại 83,89 USD/thùng.

Lạc Nhạn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục