Nguyên nhân do nợ xấu tăng, Ngân hàng phải mạnh tay trích dự phòng rủi ro.
Cụ thể, tính riêng trong quý 3/2020, lãi thuần của VietBank giảm đến 47% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 169 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm đạt trên 319 tỷ đồng.
Tuy nhiên, lãi thuần từ dịch vụ của VietBank quý này tăng 90% (đạt gần 18 tỷ đồng) và lũy kế 9 tháng đầu năm tăng 71% (đạt 37,75 tỷ đồng).
Lãi từ kinh doanh ngoại hối của VietBank quý 3/2020 gấp 8 lần so cùng kỳ đạt 13,39 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng đạt 37,68 tỷ đồng; lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư gấp 2,2 lần đạt 177,26 tỷ đồng trong quý 3 và lũy kế 9 tháng đầu năm nay 583 tỷ đồng. Riêng lãi từ hoạt động khác giảm 40%.
Nhưng do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm đến 43% so với cùng kỳ (chỉ đạt 111 tỷ đồng quý 3 và 9 tháng đạt 466,3 tỷ đồng, giảm 6% so cùng kỳ).
Cùng với đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của VietBank quý 3/2020 tăng đến 65% (25 tỷ đồng). Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, dự phòng rủi ro tín dụng của VietBank tăng đến 80% lên 65,92 tỷ đồng.
Do đó lợi nhuận trước và sau thuế của VietBank quý 3/2020 giảm đến 52% và 54% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 86 tỷ đồng và gần 66 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, lãi trước và sau thuế của VietBank cùng giảm 13% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 374 tỷ đồng và 295 tỷ đồng.
Kế hoạch VietBank đưa ra cho năm nay dự kiến đạt 613 tỷ đồng lãi trước thuế của cả năm 2020.
Tính đến 30/9, tổng tài sản của Vietbank tăng 19% so với đầu năm, đạt gần 82.270 tỷ đồng; cho vay khách hàng tăng nhẹ 4% (42.664 tỷ đồng); tiền gửi của khách hàng tăng đến 23% so với đầu năm, ghi nhận gần 60.696 tỷ đồng. Phát hành giấy tờ có giá tăng 66%, lên mức 4.150 tỷ đồng.
Tổng nợ xấu của Vietbank tính đến cuối tháng 9/2020 tăng đến 61% so với đầu năm, lên mức gần 868 tỷ đồng.
Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 54%, nợ nghi ngờ tăng 65% và nợ có khả năng mất vốn tăng 62%. Kéo theo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tăng từ mức 1.32% của đầu năm lên 2.03%.
Cổ phiếu VBB đang giao dịch trong phiên sáng ngày 23/10 ở mức 11.600 đồng/cổ phiếu.