Ở châu Phi, rắn mamba đen (Black Mamba) có thể xem là loài động vật thống lĩnh các đồng cỏ và đồi núi đá vùng Nam và Đông Phi bởi sở hữu nọc độc cực mạnh.
Đối với người dân châu Phi, rắn mamba đen là nỗi ám ảnh kinh hoàng bởi hàng loạt người chết vì bị nó cắn hàng năm. Người dân ở đây gọi vết cắn của rắn mamba là "the kiss of death" (nụ hôn thần chết) bởi nọc độc khủng khiếp của chúng có thể khiến tim của người trưởng thành ngừng đập chỉ trong khoảng 30 phút. Nếu không được can thiệp y tế kịp thời, có thể dẫn đến tử vong.
Để so sánh, nọc độc của rắn mamba đen gấp 3 lần hổ mang châu Phi (Cape Cobra), gấp 5 lần hổ mang chúa (King cobra) và gấp 40 lần hổ lục Gaboon (Gaboon viper). Có nghĩa chỉ với một cú đớp từ rắn mamba đen sẽ có lượng nọc độc đủ để giết chết 80 người cùng lúc, tương đương với 20 con voi châu Phi.
Trong tự nhiên, chỉ một nhát cắn của Mamba Đen cũng có thể kết liễu sinh mạng của con mồi trong vòng vài phút.
Cùng với tốc độ bò nhanh nhất thế giới từ 4,32 - 5,4 m/s (16 - 20 km/h), mamba đen gần như là Vua vùng đồng cỏ và đồi núi ở châu Phi.
Có tên là mamba đen, tuy nhiên màu da của chúng thật ra có màu olive, xám, xanh. Màu đen ở đây là chỉ sắc tố đen ở trong miệng loài rắn này. Kết hợp cùng cái đầu vuông vức hình chữ nhật, rắn mamba đen hay còn được gọi là "cỗ quan tài di động".
|
Trận chiến đấu sinh tử giữa rắn mamba đen và cầy mangut. |
Chính vì quá hâm mộ những đặc điểm của loài rắn này, từ tốc độ đến nọc độc đều quá ấn tượng nên ngôi sao bóng rổ thế giới Kobe Bryant đã chọn biệt danh Black Mamba cho bản thân.
Cùng biệt danh Black Mamba, Kobe Bryant có thêm 2 lần đưa Lakers lên ngôi vô địch vào năm 2009 và 2010, anh cũng đồng thời nhận cả 2 danh hiệu Finals MVP.
Sau 17 năm gắn mình với Black Mamba, người ta vẫn mãi nhắc tới biệt danh này, nó song hành cùng Kobe Bryant với rất nhiều vinh quang, thành công và cùng với đó là sự tưởng nhớ!
Tuy nhiên, mẹ thiên nhiên cũng rất công bằng, không bao giờ để loài động vật nào có thể quá bá đạo, mãi "xưng hùng xưng bá" một phương được. Đó cũng là lý do loài động vật "bất cần đời" như cầy mangut được ra đời.
Đây là loài động vật có kích thước nhỏ, tương đương mèo nhà và thuộc động vật có vú.
Hầu hết các loài mangut đều có đầu nhỏ dài và dẹt và nhọn dần về phía mũi, hai tai ngắn và vành tai tròn. Vũ khí chiến đấu của loài mangut này là những bộ móng vuốt dài, nhọn kết hợp với bộ hàm chắc khỏe, cùng với sự nhanh trí và nhạy bén, khiến bất kể đối thủ nào cũng phải dè chừng.
Nhưng, điểm nổi trội có thể khiến cầy magut không phải ngại "va chạm" với rắn hổ mang nằm ở cơ chế kháng độc đặc biệt. Được bao bọc bởi những màng miễn dịch nọc độc, khiến những loài rắn độc của vùng đất châu phi cũng phải trở thành tâm điểm bữa ăn của chúng. Bên cạnh cơ thể tiết ra hệ miễn dịch với nọc độc thì chiêu thức tiếp cận và hạ sát con mồi một cách khôn khéo và tinh tế.
Khi tấn công rắn hổ mang, cầy mangut thường dựng đứng phần đuôi khiến con rắn độc bối rối. Cầy mangut, giống như nhiều loài săn rắn khác, sẽ cố cắn vào con rắn độc từ phía sau đầu.
Nếu loài lửng mật từng bất tỉnh khi bị rắn độc cắn, thì cầy mangut chỉ cần nghỉ ngơi một khoảng thời gian ngắn thì sức khỏe có thể hồi phục tốt và trở lại bình thường một cách nhanh chóng. Cơ chế hoạt động của loài cầy này không cố định, vì thời gian đi săn của chúng có thể diễn ra cả ngày lẫn đêm. Chúng khá siêng năng trong việc tìm kiếm thức ăn và thời gian đi săn mạnh nhất là vào lúc hoàng hôn đến nữa đêm.