Về chiến lược phát triển Ngân hàng, ông Nguyễn Đức Hưởng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietPostBank cho biết: “Với phương châm “Mới – Lớn – Minh bạch – An toàn”, LienVietPostBank đã dành 25% vốn điều lệ cho nhà cổ đông chiến lược nhằm giúp LienVietPostBank đi đầu hiện đại hóa công nghệ 4.0 thu hút được nhiều nhất ngón tay cái, ngón tay trỏ của khách hàng chạm vào logo LienVietPostBank trên điện thoại, máy vi tính; phấn đấu trở thành ngân hàng top đầu thế giới về kỹ thuật số, là người bạn đồng hành tốt nhất với khách hàng – Ngân hàng của mọi người”.
Ông Nguyễn Đức Hưởng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietPostBank
LienVietPostBank được thành lập từ ngày 28/3/2008. Tính đến thời điểm 31/8/2017, LienVietPostBank có vốn điều lệ 6.460 tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 150.000 tỷ đồng, tổng huy động vốn đạt gần 138.000 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt trên 96.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.289 tỷ đồng.
LienVietPostBank được nhắc tới với mạng lưới lớn nhất trong hệ thống các NHTM cổ phần, phủ sóng 63/63 tỉnh, thành và đến tận vùng sâu, vùng xa, với hơn 200 Chi nhánh, Phòng Giao dịch và quyền khai thác trên 10.000 điểm giao dịch trên mạng lưới bưu điện
Năm 2017, LienVietPostBank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 1.500 tỷ đồng (lợi nhuận sau thuế là 1.170 tỷ đồng) và tỷ lệ chi trả cổ tức là 12%.
Tính đến thời điểm 30/06/2017, LienVietPostBank hiện có hơn 2,8 triệu khách hàng, tỷ lệ nợ xấu (NPL) là 1,28%, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) của LienVietPostBank là 16,20%. LienVietPostBank sẽ tận dụng mạng lưới giao dịch lớn và dự kiến trong 3 – 5 năm tới tăng trưởng tín dụng khoảng 30%, chủ yếu đẩy mạnh cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp. Kế hoạch đến cuối năm 2019, LienVietPostBank sẽ nâng cấp khoảng 700 điểm giao dịch bưu điện trên toàn quốc thành phòng giao dịch ngân hàng.
Về cơ cấu cổ đông, 75% là Cổ đông cá nhân, 25% là cổ đông tổ chức trong đó Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam là Cổ đông lớn nhất, nắm giữ 12,54% cổ phần.